TIN MỚI
Trang chủ / Bảo Vệ Thực Vật / 80.000 loài cây trên Trái đất sắp tuyệt chủng

80.000 loài cây trên Trái đất sắp tuyệt chủng

Hiện tại Trái đất đang có khoảng gần 400.000 loài thực vật bậc cao. 21% số này đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Mới đây, một cuộc nghiên cứu quốc tế với quy mô lớn chưa từng thấy đã ước tính rằng Trái đất của chúng ta hiện đang có khoảng 391.000 loài thực vật bậc cao.

Thế nào là thực vật bậc cao? Đó là những loài cây có chứa mô có thể vận chuyển nước và tổng hợp chất dinh dưỡng.

80 000 loai cay tren trai dat sap tuyet chung
Nguyên nhân khiến cây cối bị hủy diệt một phần nằm ở biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng đưa ra nhận định rằng có tới 21% số này đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng.

Cụ thể, nghiên cứu do Vườn bách thảo Hoàng gia Kew (Anh) thực hiện. Theo Kathy Willis, giám đốc Kew: “Đây là nghiên cứu về cây cối với quy mô toàn cầu đầu tiên trong lịch sử. Chúng ta từng có những nghiên cứu về chim, rùa, rừng rậm, thành phố, thậm chí cả kháng sinh với quy mô toàn cầu, nhưng cây cối thì chưa từng”.

Willis cho biết, nguyên nhân khiến cây cối bị hủy diệt một phần nằm ở biến đổi khí hậu, nhưng là gì so với hành động chặt phá rừng của con người. Trong thập kỷ vừa qua, 13 trong số 14 những quần xã thực vật trên thế giới ghi nhận sự sụt giảm đất rừng lên tới 10%. Tuy vậy, biến đổi khí hậu nhiều khả năng sẽ có tác động mạnh trong vòng 30 năm tới.

Các loài cây xâm thực cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Theo ghi nhận, có khoảng 5000 loài cây ngoại lai đang đe dọa thực vật bản địa tại nhiều nơi trên thế giới. Chúng sẽ hủy diệt hệ sinh thái, gây thiệt hại khoảng… 5% cho nền kinh tế toàn cầu.

80 000 loai cay tren trai dat sap tuyet chung 2
Các loài cây xâm thực cũng là một vấn đề đáng lo ngại.

Các nhà nghiên cứu hiện đang loay hoay tìm ra phương án tốt nhất để bảo tồn cây cối. Willis cho biết: “Chúng ta cần phải thực tế. Dân số tăng lên, mọi người cần thức ăn và cần có cả đất để ở, do đó chúng ta cần xác định khu vực nào quan trọng để bảo tồn, và khu vực nào có thể sử dụng cho sự phát triển của con người”. Đến nay, có khoảng 1.771 khu vực quan trọng đã được xác định.

Ngoài ra, theo Steve Bachman – người phụ trách công bố nghiên cứu, nghiên cứu này cũng giúp chúng ta hiểu thêm về đa dạng di truyền ở thực vật. Ông cho biết:“Chúng ta biết rất ít về cây cối, do đó việc xác định được khu vực nào quan trọng hiện nay là chuyện bắt buộc. Tương tự như vậy, chúng ta mới biết rất ít về đa dạng di truyền của cây cối. Lĩnh vực này cần được đẩy mạnh hơn”.

Nghiên cứu được đăng trên trang chủ của Vườn bách thảo Hoàng gia Kew.

Theo: Trí Thức Trẻ

Xem thêm:

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Nếu bạn là người say mê về nông nghiệp và phát triển bền vững trong nông nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng tìm hiểu về một vài nghiên cứu của các nhà khoa học dưới đây. Nhưng cũng có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thông tin thú vị nào đó? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 Nghiên cứu mới nhất về Khoa học cây trồng được công bố trong năm 2017 vừa qua.

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Các nhà khoa học tại Bangladesh đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen đầu tiên nhằm giải quyết bài toàn mà nông dân nước này đang gặp phải trong quá trình thu hoạch.

Ngô biến đổi gen  – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngô biến đổi gen – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngày 19 tháng 12 năm 2018, CropLife Việt Nam và Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức chương trình thăm quan tổng kết mô hình trình diễn các giống ngô mới và hội thảo “Phát triển giống ngô chuyển gen nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững” tại tỉnh Thái Nguyên.