TIN MỚI
Trang chủ / Nông Dân Chia Sẻ / Rau bí “tắm” nhiều hóa chất: Nhận biết quá đơn giản

Rau bí “tắm” nhiều hóa chất: Nhận biết quá đơn giản

Theo nghiên cứu, trong số gần 5.000 ca ngộ độc thực phẩm mỗi năm, nguyên nhân chủ yếu chính là do ăn phải rau, củ, quả còn chứa thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng.

Trong các loại rau xanh thì rau bí vốn là món ăn yêu thích của người Việt trong bữa cơm hằng ngày. Tuy nhiên, rau này lại được xếp vào loại bị tắm nhiều hóa chất, thuốc kích thích.

Đi ngoài nhìn những bó rau bí xanh mượt, dài hàng mét mà vẫn non mấng từ gốc đến ngọn khiến người mua không khỏi băn khoăn “chăm rau kiểu gì mà tốt, non thế?”

Chị Đỗ Minh Hồng, chủ một cửa hàng rau củ sạch trên phố Nguyên Hồng, Hà Nội cho biết: “Để rau bí vươn dài bắt mắt, người trồng thường bón thật nhiều đạm và phun thuốc kích. Chính vì vậy, loại rau bí này thường rất dài và non. Có khi, đoạn rau, thẳng tuột, dài cả mét mà vẫn non từ gốc đến ngọn”.

Với loại rau này, các đốt rau rất dài, phần cuống lá cũng rất dài, mềm và dễ bị dập nát, phần tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ, ngọn bí màu xanh nhạt, lá màu xanh đen hoặc xanh nhạt không tự nhiên. Đây chính là những loại rau bí bón thừa đạm, phun nhiều phân bón lá và chưa đủ thời gian cách ly.

rau bi tam nhieu hoa chat nhan biet qua don gian
Rau bí.

Loại rau bí này do ăn nhiều đạm và chất kích thích nên tốt cực nhanh, do đó phần vỏ ngoài giữa các đốt, cuống và gân lá rất mỏng vì thế rất khó tước, thậm chí là không tước được.

Còn loại rau bí sạch, thường chỉ có 3 đến 4 lá trên ngọn có màu lá non, thân rắn chắc, nhiều lồng tơ, lá bánh tẻ có màu xanh tự nhiên, phần tay cuốn thường gầy và dài. Nếu đoạn rau dài, phần gần gốc sẽ thường bị già, nhiều xơ chứ không non sợt từ gốc đến ngọn như loại rau bí kia.

Chị Dương Hà My một chủ hàng bán rau sạch khác trên phố Kim Mã, Hà Nội cho biết: “Khi đi mua rau bí thì chị em đừng cứ thấy rau non, ngọn dài tuột mà lao vào mua, cần phải xem xét, chọn lựa kĩ càng trước khi mua”.

Ngoài việc nhìn bề ngoài của rau, xem độ dài ngắn, màu sắc như thế nào thì khi chế biến chị em cũng cần để ý. Loại rau có nhiều thuốc kích thích thì khi rửa rau, rất dễ bị nát, không cần vò mạnh phần lá cũng bị nát vụn ra, phần cuống và phần thân dễ bị gãy, dập.

Khi xào nấu, rau dễ bị nhũn, nát, ăn thấy nhớt, bột bột, không có mùi thơm tự nhiên và vị ngọt đậm đà của rau bí sạch. Để lâu, nước rau sẽ chuyển sang màu xanh đen rất đáng sợ.

Còn rau bí sạch, thường có lớp vỏ dày, phần gân lá cũng dày nên tước dễ. Lá rau rất ráp nên khi vò khó nát, phần thân với phần cuống lá không bị dập nát.

Khi nấu, dù đảo nhiều, rau bí cũng không bí nát, nấu lâu mềm hơn loại rau bí nhiều thuốc. Rau bí sạch, ăn sẽ thấy vị ngọt đậm đà và vị bùi của rau bí tự nhiên.

Theo: Phunuonline

Xem thêm:

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Nếu bạn là người say mê về nông nghiệp và phát triển bền vững trong nông nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng tìm hiểu về một vài nghiên cứu của các nhà khoa học dưới đây. Nhưng cũng có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thông tin thú vị nào đó? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 Nghiên cứu mới nhất về Khoa học cây trồng được công bố trong năm 2017 vừa qua.

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Các nhà khoa học tại Bangladesh đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen đầu tiên nhằm giải quyết bài toàn mà nông dân nước này đang gặp phải trong quá trình thu hoạch.

Ngô biến đổi gen  – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngô biến đổi gen – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngày 19 tháng 12 năm 2018, CropLife Việt Nam và Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức chương trình thăm quan tổng kết mô hình trình diễn các giống ngô mới và hội thảo “Phát triển giống ngô chuyển gen nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững” tại tỉnh Thái Nguyên.