TIN MỚI
Trang chủ / Tin tức & Xu Hướng / Thực vật có ý thức hay không?

Thực vật có ý thức hay không?

Từ những năm 1960 đến nay, rất nhiều nhà khoa hoc thuc vat cho rằng thực vật sở hữu khả năng giác quan và trí thông minh ở mức độ cao.

Stefano Mancuso, giáo sư làm việc tại Phòng thí nghiệm Quốc tế về Sinh học thần kinh Thực vật thuộc Đại học Florence ,Italy, trao đổi với BBC về một khám phá đặc biệt của ông đối với trí thông minh của thực vật vào tháng trước.

thuc-vat-co-y-thuc-hay-khong

“Chúng tôi tin chắc rằng thực vật có thể nhận thức và biểu hiện trí thông minh. Do đó, chúng tôi áp dụng các kỹ thuật và phương pháp thường dùng để nghiên cứu nhận thức của động vật”, Mancuso cho biết.

Ông tiến hành thí nghiệm trên hai cây đậu leo. Chúng được thiết lập để cùng cạnh tranh nhau, leo trên một cây cọc. Cây thua cuộc cảm thấy có cây khác đã leo trên cây cọc trước, và nó bắt đầu tìm kiếm lựa chọn khác thay thế.

“Điều này cho thấy, thực vật đã nhận thức được môi trường vật lý của chúng và hành vi của cây khác. Ở động vật, chúng ta gọi điều này là ý thức”, Mancuso nói.

Cảm nhận về cộng đồng

Suzanne Simard, giáo sư sinh thái học thuộc Đại học British Columbia, tiến hành thí nghiệm trên những cây Thông Douglas (Douglas Fir) và phát hiện chúng có thể nhận ra họ hàng của mình khi mọc tại khu vực có “hàng xóm” là cây lạ và cây cùng họ. Cây thông Douglas dường như có thể cảm nhận được khi chúng sắp chết, và nhượng lại carbon cho những cây thông Douglas lân cận.

“Giải thích của tôi là cây thông Douglas biết mình sắp chết và muốn chuyển carbon dự trữ của nó cho họ hàng của mình, bởi vì điều này sẽ có lợi cho nấm cộng sinh và cộng đồng”, Simard nói.

Trí nhớ dài hạn của thực vật

Năm 2014, chuyên gia Monica Gagliano thuộc Đại học Western Australia công bố nghiên cứu trên tạp chí Oecologia về kiểm tra trí nhớ dài hạn của thực vật. Cô thả rơi cây trinh nữ (Mimosa Pudica) trong chậu lên đệm bọt từ độ cao có thể gây chấn động cho cây, nhưng không làm hại chúng. Cây trinh nữ có một đặc điểm đặc biệt là khép lá lại khi chịu tác động, nên chúng ta có thể dễ dàng quan sát phản ứng của nó đối với tác nhân kích thích.

Monica Gagliano theo dõi phản ứng của cây và cô nhận thấy những cây trinh nữ cuối cùng cũng học được rằng, cú rơi không làm hại chúng nên không phản ứng lại nữa. Mặc dù chúng vẫn phản ứng với các kích thích khác. Cây trinh nữ thậm chí còn lưu giữ trí nhớ dài hạn về những gì chúng đã học được trong thời gian khoảng 28 ngày. Tuy nhiên, liệu hành vi biểu hiện trên có phải là trí thông minh của thực vật?

thuc-vat-co-y-thuc-hay-khong-1

“Chúng ta thấy cây Venus flytrap có khả năng cụp lá lại để bắt mồi. Tôi có thể gọi đó là “trí thông minh”, nhưng điều đó không giúp tôi hiểu được tất cả cơ chế sinh học của loài thực vật này. Chúng ta phải rất rõ ràng về thuật ngữ”, Daniel Chamovitz thuộc Đại học Tel Aviv (Israel), đồng thời là tác giả của cuốn “Thực vật biết những gì”, nói.

Cảm xúc và khả năng ngoại cảm của thực vật

Thực vật dường như có phản ứng cảm xúc khi Cleve Backster thử nghiệm chúng với máy phát hiện nói dối vào năm 1966. Backster là cựu chuyên gia phát hiện nói dối của CIA. Ông đã phát triển các kỹ thuật phát hiện nói dối, và chúng vẫn còn được quân đội và cơ quan chính phủ Mỹ sử dụng đến ngày nay. Ông thực hiện thí nghiệm trên cây Dracaena và trình bày kết quả chi tiết trong cuốn sách “Bí mật Sự sống của Thực vật – The Secret Life of Plants”.

Backster có hai cây Dracaena và ông kết nối một cây đến máy dò nói dối. Ông cho một người giẫm lên cái cây kia. Khi hành động này được thực hiện, máy phát hiện nói dối cho thấy cây chứng kiến sự việc có tín hiệu sợ hãi.

Marcel Vogel, nhà khoa học cấp cao làm việc tại IBM, tiếp nối thí nghiệm của Backster và nhận thấy phản ứng của cây dường như bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ.Vogel kiểm tra dòng điện phát ra từ cây. Ông thấy các cây phản hồi nhanh chóng khi ông thở nhanh và giữ một suy nghĩ trong tâm trí của mình, khác với khi tâm trí ông trống rỗng và thở chậm rãi.

Dan Willis, cựu đồng sự nghiên cứu của Vogel giải thích về thí nghiệm của Vogel trên trang web MarcelVogel.org.

“Sự phản ứng của thực vật đối với suy nghĩ là như nhau cho dù suy nghĩ đó ở cách xa 8 inch, 8 feet, hay 8.000 dặm. Ông ấy đã chứng minh là khi đang ở Prague, Czechoslovakia vẫn có thể tác động lên thực vật nối đến máy ghi ở phòng thí nghiệm của mình tại San Jose”, Willis viết.

Nguồn Croplife Việt Nam

Xem thêm:

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Nếu bạn là người say mê về nông nghiệp và phát triển bền vững trong nông nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng tìm hiểu về một vài nghiên cứu của các nhà khoa học dưới đây. Nhưng cũng có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thông tin thú vị nào đó? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 Nghiên cứu mới nhất về Khoa học cây trồng được công bố trong năm 2017 vừa qua.

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Các nhà khoa học tại Bangladesh đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen đầu tiên nhằm giải quyết bài toàn mà nông dân nước này đang gặp phải trong quá trình thu hoạch.

Ngô biến đổi gen  – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngô biến đổi gen – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngày 19 tháng 12 năm 2018, CropLife Việt Nam và Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức chương trình thăm quan tổng kết mô hình trình diễn các giống ngô mới và hội thảo “Phát triển giống ngô chuyển gen nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững” tại tỉnh Thái Nguyên.