Với sự hỗ trợ của Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Ngũ cốc (GRDC), bà Salder đã tới thăm một số nước nhằm quan sát cách thức hợp tác giữa các ngành công nghiệp là như thế nào.
Cùng với việc khẳng định hai phương thức canh tác nông nghiệp hữu cơ – BĐG có thể song song tồn tại, bà Salder cũng gợi ý các tiêu chuẩn “không khoan nhượng” của Úc về sự hiện diện của nguyên liệu BĐG trong sản xuất hữu cơ có thể được giảm bớt nếu ngành nông nghiệp hữu cơ muốn tiếp tục tồn tại.
“Tôi đã tới Mỹ và Canada, nơi cây trồng BĐG chiếm ưu thế. Khác với nước Úc, những người nông dân canh tác hữu cơ tại cá nước đó được thẩm định đủ tiêu chuẩn dựa trên một hệ thống chuẩn quy trình. Theo đó, sự hiện diện của các thành phần BĐG trong sản phẩm hữu cơ cuối cùng không ảnh hưởng tới danh xưng “hữu cơ” của ngành nông nghiệp này” bà cho biết.
Bà Salder cũng chia sẻ, tại Anh, nhà sản xuất hữu cơ được chấp nhận tỷ lệ nguyên liệu có BĐG là 0.9%
“Tại Úc, nhà sản xuất hữu cơ phải đáp ứng mức độ hiện diện của nhân tố BĐG trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình sản xuất là 0%, đây thực sự là một con số quá khó để đạt được. Chính sách không khoan nhượng với mức yêu cầu 0% trong đời sống là hoàn toàn bất khả thi, đặc biệt trong nông nghiệp. Tôi cho rằng điều này thực sự đặt những người sản xuất hữu cơ vào tình thế khó khăn.”
“Để đánh giá từ bên ngoài thì rất dễ dàng, tôi không phải là nhà sản xuất hữu cơ, nhưng tôi cho rằng mức quy định 0% trong nông nghiệp thật sự không bền vững.”
“Chúng ta đều phải linh hoạt. Điều này tuỳ thuộc vào quyết định của họ, nhưng tôi cho rằng họ sẽ đặt ngành công nghiệp hữu cơ vào hiểm cảnh nếu không thực sự nhìn nhận nghiêm túc vấn đề này.”
Bà Salder chia sẻ, những nông dân hữu cơ và canh tác BĐG tại các quốc gia bà đã đi qua dường như có một mối quan hệ hữu hảo hơn những đồng nghiệp của họ tại Úc. “Việc chúng ta lựa chọn quyết định kinh doanh tốt nhất cho chúng ta, đồng thời hạn chế tối đa ảnh hưởng tới những người xung quanh, thực sự quan trọng” bà nói thêm.