TIN MỚI
Trang chủ / Tin tức & Xu Hướng / Tìm ra loài cây có “siêu năng lực”, có thể khử được cả chất phóng xạ

Tìm ra loài cây có “siêu năng lực”, có thể khử được cả chất phóng xạ

Với một cơ chế đặc biệt, các loài cây này có thể khử phóng xạ, biến một vùng đất được xem là “đã chết” hồi sinh trở lại.

Trong lịch sử, loài người đã từng gây ra nhiều thảm họa khủng khiếp – bao gồm các vụ rò rỉ hóa chất, rò rỉ phóng xạ… Không chỉ gây thiệt hại về người, thảm họa có thể khiến toàn bộ khu vực xung quanh có thể biến thành những vùng đất chết.

Tuy nhiên, hóa ra trên đời này có một số sinh vật không những có thể tồn tại trong những vùng đất chết ấy, mà còn “hồi sinh” chúng thêm một lần nữa. Đó là các loài thực vật bản địa của Úc.

Theo Megan Phillips, chuyên gia môi trường học từ ĐH Công nghệ Sydney (Úc): “Đó là một dạng công nghệ sinh học có tên “phytoremdiation”, có khả năng thúc đẩy quá trình thực vật phát triển, qua đó giúp cả vùng đất màu mỡ trở lại,”.

Phillips cho biết, trên thực tế việc các loài cây có thể phục hồi sức sống cho cả một vùng đất đã được nhắc đến trong một số thảm họa ở quá khứ, điển hình là thảm họa Chernobyl năm 1986.

Ví dụ như hoa hướng dương đã được ghi nhận khả năng “hút” radionuclide – một đồng vị phóng xạ. Hay cây mù tạt Ấn Độ có thể tách kim loại nặng ra khỏi đất bị ô nhiễm.

Nhưng lý do họ sử dụng các loài thực vật bản địa là vì “tại đây chúng tôi có những đợt nóng rất khủng khiếp, đất kém màu mỡ, lượng mưa rải rác – những yếu tố khiến các loài thực vật không phải bản địa rất khó sống sót.”

“Thực vật bản địa của Úc có thể sống sót trong những điều kiện môi trường phức tạp và khó khăn, cũng như chống chịu được lâu hơn nếu được trồng tại những khu vực nhiễm độc.”

Các loài thực vật của Úc sở hữu khả năng phytoremediation – cho phép xử lý các vùng đất bị nhiễm độc.

Vậy mà, thực vật Úc rất ít được đề cập đến về khả năng phytoremediation, nên Phillips và nhóm nghiên cứu muốn thay đổi điều đó.

“Nước Úc là một đất nước thú vị để nghiên cứu, không chỉ ở công nghệ sinh học, mà những khu vực được thực vật “khử độc” trở nên an toàn hơn, với ít sinh vật ngoại lai xâm lấn” – Phillips cho biết.

“Ngoài ra đó còn là hiệu quả về mặt chi phí. Chi phí sẽ rẻ hơn ít nhất 10 lần so với nghiên cứu trên các loài thực vật khác.”

Theo dự tính, Phillips và nhóm sẽ hoàn thành dự án trong tháng 11, và sẽ sớm công bố trên các tạp chí khoa học.

Xem thêm:

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Nếu bạn là người say mê về nông nghiệp và phát triển bền vững trong nông nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng tìm hiểu về một vài nghiên cứu của các nhà khoa học dưới đây. Nhưng cũng có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thông tin thú vị nào đó? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 Nghiên cứu mới nhất về Khoa học cây trồng được công bố trong năm 2017 vừa qua.

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Các nhà khoa học tại Bangladesh đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen đầu tiên nhằm giải quyết bài toàn mà nông dân nước này đang gặp phải trong quá trình thu hoạch.

Ngô biến đổi gen  – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngô biến đổi gen – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngày 19 tháng 12 năm 2018, CropLife Việt Nam và Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức chương trình thăm quan tổng kết mô hình trình diễn các giống ngô mới và hội thảo “Phát triển giống ngô chuyển gen nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững” tại tỉnh Thái Nguyên.