TIN MỚI
Trang chủ / Nông Dân Chia Sẻ / Cách nhận biết cá nhiễm độc phenol

Cách nhận biết cá nhiễm độc phenol

Bảng dữ liệu an toàn do Khoa Xét nghiệm, Viện Vệ sinh Y tế Công cộng TP HCM phát hành định nghĩa phenol (C6H5OH) là chất rắn không màu đến hồng nhạt, mùi riêng biệt, thơm, chát, gây bỏng.

Chất này dễ dàng hòa tan trong metanol, dietyl eter, acetone lạnh, nước, benzen, chloroform, glycerol, dầu khí, carbon disulfide, dầu dễ bay hơi và cố định, dung dịch nước kiềm hydroxit, carbon tetrachloride, acetic axit, chất lỏng sulfur dioxide, đặc biệt là rượu. Phenol hầu như không tan trong eter dầu hỏa.

cach nhan biet ca nhiem doc phenol
Cá nục.

Theo khuyến cáo, hóa chất phenol rất độc hại cho da, đường hô hấp, tiêu hóa, mắt. Đặc biệt nguy hiểm nếu nuốt phải hoặc hít, tiếp xúc với da. Chất này gây đột biến tế bào soma ở động vật có vú. Liều gây chết 50% đối với động vật khi tiếp xúc qua da là 630mg/kg. Con người nhiễm độc phenol có thể bị ảnh hưởng mạn tính dẫn đến ung thư, gây hại lên các cơ quan như thận, hệ thần kinh trung ương, gan.

Tiến sĩ Phan Thế Đồng, giảng viên Khoa Khoa học và Công nghệ, Đại học Hoa Sen, TP HCM, cho biết phenol là hóa chất dùng trong công nghiệp, có nhiều độc tính nguy hại đến sức khỏe con người nên không được phép dùng trong thực phẩm. Ông nhấn mạnh:“Hoàn toàn không có tiêu chuẩn quy định mức độ hay hàm lượng phenol trong thực phẩm, tức là chất này không được phép có mặt trong thực phẩm”.

Tiến sĩ Đồng hướng dẫn cách kiểm tra nhanh phenol trong cá như sau: Xay nhuyễn mẫu cá cần kiểm tra, hòa vào trong nước hoặc nước có cho thêm cồn, sau đó nhỏ vài giọt chlroride sắt vào. Nếu xuất hiện màu xanh dương, xanh lá cây hoặc màu tím thì có thể kết luận cá có nhiễm phenol. Đây chỉ là phép thử nhanh, nếu muốn khẳng định chính xác nhiễm phenol cần phải đem mẫu đi phân tích bằng sắc ký.

Theo VnExpress

Xem thêm:

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Nếu bạn là người say mê về nông nghiệp và phát triển bền vững trong nông nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng tìm hiểu về một vài nghiên cứu của các nhà khoa học dưới đây. Nhưng cũng có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thông tin thú vị nào đó? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 Nghiên cứu mới nhất về Khoa học cây trồng được công bố trong năm 2017 vừa qua.

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Các nhà khoa học tại Bangladesh đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen đầu tiên nhằm giải quyết bài toàn mà nông dân nước này đang gặp phải trong quá trình thu hoạch.

Ngô biến đổi gen  – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngô biến đổi gen – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngày 19 tháng 12 năm 2018, CropLife Việt Nam và Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức chương trình thăm quan tổng kết mô hình trình diễn các giống ngô mới và hội thảo “Phát triển giống ngô chuyển gen nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững” tại tỉnh Thái Nguyên.