TIN MỚI
Trang chủ / Hỏi & Đáp / Tại sao có loài hoa thơm, có loài hoa không thơm?

Tại sao có loài hoa thơm, có loài hoa không thơm?

Tại sao có loài hoa thơm, có loài hoa không thơm?

Thông thường, hoa của đa số các loại thực vật đều có mùi thơm nhưng không phải tất cả các loài hoa đều có. Tại sao có một số hoa có mùi thơm, một số lại không có? Trước tiên chúng ta hãy xem xét nguồn gốc của mùi thơm này.

tai sao co loai hoa thom co loai hoa khong thom

Hoa có mùi thơm là bởi vì bên trong hoa có một nhà máy chế tạo hương thơm – tế bào dầu. Sản phẩm của nhà máy này chính là dầu hương thơm có mùi thơm, nó có thể tiết ra liên tục thông qua ống dẫn dầu, hơn nữa còn có thể bốc hơi cùng với nước ở nhiệt độ thông thường, từ đó biến thành thể khí toả ra hương thơm mê hoặc người, cho nên còn gọi nó là dầu bốc hơi. Bởi vì dầu bốc hơi có chứa trong các loài hoa khác nhau nên mùi thơm nó toả ra cũng khác nhau. Chúng ta vốn có thể ngửi được hương hoa là do các phân tử khí trong dầu bốc hơi thoát ra rồi bay đến lỗ mũi chúng ta. Nếu dầu thơm bị Mặt trời chiếu vào, nó sẽ bay hơi rất nhanh, vì vậy mà khi có nhiều ánh sáng Mặt trời, hương hoa càng đậm hơn, hoa toả ra mùi thơm xa hơn. Ngoài ra trong một số loài hoa tuy có các tế bào dầu nhưng tế bào của nó trong quá trình đổi mới cũng lại sẽ tiếp tục sản sinh ra một số dầu thơm khác. Bên trong tế bào của một số hoa còn có thể tạo ra dầu thơm và chứa một loại dịch thể chứa đường, bản thân thể chứa đường này tuy không có hương thơm nhưng khi nó bị chất lên men phân giải, nó cũng có thể toả ra hương thơm.

Tại sao có một số loài hoa lại không thơm? Nói một cách đơn giản như sau, trong những loài hoa này không có tế bào dầu và cũng không có thể chứa đường. Một nhà máy không có nguyên liệu thơm chắc chắn sẽ không thể sản xuất ra được những sản phẩm có mùi thơm. Vì vậy mà có một số loài hoa không thơm.

Tế bào dầu trong hoa không phải đều có mùi thơm, cũng có một số loại có mùi thối, hơn nữa hoa của một số thực vật rất thối như Xà cô, Mã đâu linh, hoa đại vương… khi nở đều toả ra mùi thối rất khó ngửi. Đối với những loại hoa này, không chỉ con người ghét chúng mà ngay cả ong mật và bướm cũng đều phải tránh xa. Còn loại nhặng lại thấy mùi thối mà sà đến chứ không muốn bỏ đi.

Nói tóm lại, hoa thơm và không thơm quan trọng là ở chỗ trong tế bào có dầu bốc hơi hay không. Còn mùi thơm và thối lại do các chất khác nhau chứa trong dầu bốc hơi của các loại thực vật khác nhau nên mùi toả ra cũng khác nhau.

Vậy thì dầu bốc hơi được hình thành trong cơ thể thực vật như thế nào? Ý nghĩa sinh lý đối với thể thực vật như thế nào? Những câu hỏi này hiện nay giới khoa học vẫn chưa tìm ra đáp án hoàn chỉnh. Thông thường, mọi người đều cho rằng dầu bốc hơi chứ trong cơ thể thực vật là sản phẩm cuối cùng do tác dụng trao đổi của bản thân thể thực vật. Cũng có người nói rằng đó là sản phẩm được bài tiết ra trong thể thực vật, là chất thải công nghiệp của quá trình sinh lý. Đa số các nhà khoa học đều cho rằng, dầu bốc hơi được sản sinh ra khi chất diệp lục đang tiến hành quá trình quang hợp. Khi mới sinh ra, chúng phân bố trên khắp cơ thể thực vật rồi lớn lên cùng thể thực vật dựa vào đặc tính sinh lý của các loài thực vật, có loại tập trung trong thân cây và lá như Bạc hà, Rau cần, Hương thảo…, có loại lại chứa trong thân cây, có loại chứa trong vỏ cây như Nguyệt quế, Hậu phắc…, có loại chứa ở bộ phận dưới đất như Giang tươi; Có loại chứa trong quả như Quýt, Hồi hương, Chanh… Thông thường, phần lớn dầu bay hơi đều chứa trong hoa của thực vật.

Sự tồn tại của dầu thực vật trong thể thực vật trên thực tế cũng có những tác dụng nhất định của nó. Tác dụng rõ ràng nhất là nó là chất hấp dẫn các loại côn trùng, giúp truyền phấn hoa để sinh sôi đời sau tốt hơn. Mặt khác, dầu bốc hơi có thể làm giảm sự bốc hơi của nước hoặc dùng hương thơm để gây độc cho các thực vật gần nó nhằm mục đích bảo vệ mình.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Nguồn: Sưu tầm – Tin mới/Người đưa tin

Xem thêm:

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Nếu bạn là người say mê về nông nghiệp và phát triển bền vững trong nông nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng tìm hiểu về một vài nghiên cứu của các nhà khoa học dưới đây. Nhưng cũng có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thông tin thú vị nào đó? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 Nghiên cứu mới nhất về Khoa học cây trồng được công bố trong năm 2017 vừa qua.

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Các nhà khoa học tại Bangladesh đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen đầu tiên nhằm giải quyết bài toàn mà nông dân nước này đang gặp phải trong quá trình thu hoạch.

Ngô biến đổi gen  – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngô biến đổi gen – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngày 19 tháng 12 năm 2018, CropLife Việt Nam và Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức chương trình thăm quan tổng kết mô hình trình diễn các giống ngô mới và hội thảo “Phát triển giống ngô chuyển gen nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững” tại tỉnh Thái Nguyên.