TIN MỚI
Trang chủ / Tin tức & Xu Hướng / Tìm hiểu ngay hiện tượng lạ chỉ xuất hiện ở 1 vài loại quả

Tìm hiểu ngay hiện tượng lạ chỉ xuất hiện ở 1 vài loại quả

Hiện tượng đột biến này hóa ra đã từng xuất hiện ở không ít loại thực vật. Bạn chưa tin ư, cứ xem những bức ảnh dưới đây là rõ ngay!

Thế giới đúng là không thiếu những điều dị thường khiến người ta phải bất ngờ. Bất kể động vật hay thực vật, luôn có những cá thể phải đi ngược với số đông thì mới chịu được.

Điển hình, hạt bình thường chỉ có thể nảy mầm khi đã được tách riêng khỏi thân cây mẹ. Thế nhưng, lại có những trường hợp không thể chờ đợi nổi mà bắt đầu mọc mầm luôn thế này đây.

Hiện tượng này được khoa học nhận định là một dạng đột biến gene của thực vật và chỉ xảy ra trong điều kiện nhất định.

Tuy nhiên, với một số loại cây đặc biệt như cây đước – giống cây có rễ dài mọc dưới nước, việc hạt nảy mầm ngay trên thân mẹ lại là đặc điểm thường xuyên xảy ra và hoàn toàn không có gì lạ lẫm.

Vậy nhưng, với phần lớn các loại thực vật còn lại, đây đích thị là một hiện tượng bất thường. Đặc biệt, nếu nó xảy ra với các loại cây trồng thu hoạch thì sẽ là một tin không vui cho lắm.

Bởi đơn giản, khi hạt bị đột biến thì người ta không thể sử dụng chúng cho mục đích gieo trồng hay chế biến thực phẩm sau này nữa.

Thế đâu mới là nguyên nhân thực sự khiến các loại cây, quả trở nên “dị” như vậy? Theo các nghiên cứu, nhiều loài thực vật gặp hiện tượng này là do tính chất sẵn có trong gen, tuy nhiên lý do phổ biến hơn thường là vì thay đổi trong nhiệt độ và độ ẩm xung quanh.

Thông thường, lớp vỏ ngoài sẽ tránh cho nước lọt vào bên trong – yếu tố khiến ngô dễ mọc mầm nhất.

Tuy nhiên, trong trường hợp mưa quá nặng hạt hay sương quá dày, nước vẫn sẽ đọng lại ở hạt ngô gây ẩm môi trường xung quanh. Và chỉ chờ có thế, khi nhiệt độ vượt qua ngưỡng 10°C, hiện tượng đột biến trên lập tức xảy ra!

Hiện tượng kì lạ này hay bị nhầm lẫn với việc mọc mầm thông thường bên trong một số loại quả như mít hay bơ, tuy nhiên chúng hoàn toàn khác nhau nhé! Mầm xuất hiện trong trường hợp này đơn giản là do quả đã chín quá mà thôi.

Vậy câu hỏi đặt ra là: Những “kẻ đột biến” như vậy có an toàn để ăn không? Đa số các loại quả như quả dâu phía trên vẫn thuộc nhóm “ăn được”, nhưng theo các chuyên gia thì khi đó chúng sẽ không còn giữ được vị ngon như bình thường nữa.

Nói cho cùng, với vẻ ngoài kém hấp dẫn như vậy thì có lẽ những loại quả mọc mầm này cũng sẽ khiến người ta suy nghĩ lại về việc thưởng thức chúng mà thôi. Chưa rõ có độc hay không nhưng tốt nhất là “cẩn thận vẫn hơn”, phải không?

Xem thêm:

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Nếu bạn là người say mê về nông nghiệp và phát triển bền vững trong nông nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng tìm hiểu về một vài nghiên cứu của các nhà khoa học dưới đây. Nhưng cũng có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thông tin thú vị nào đó? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 Nghiên cứu mới nhất về Khoa học cây trồng được công bố trong năm 2017 vừa qua.

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Các nhà khoa học tại Bangladesh đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen đầu tiên nhằm giải quyết bài toàn mà nông dân nước này đang gặp phải trong quá trình thu hoạch.

Ngô biến đổi gen  – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngô biến đổi gen – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngày 19 tháng 12 năm 2018, CropLife Việt Nam và Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức chương trình thăm quan tổng kết mô hình trình diễn các giống ngô mới và hội thảo “Phát triển giống ngô chuyển gen nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững” tại tỉnh Thái Nguyên.