TIN MỚI
Trang chủ / Tin tức & Xu Hướng / Cần 300 năm để hoàn thành thống kê thực vật rừng Amazon

Cần 300 năm để hoàn thành thống kê thực vật rừng Amazon

Thông tin vừa được công bố trên Tạp chí Báo cáo khoa học (Scientific Reports) của Mỹ.

Nhà nghiên cứu Nigel Pitman thuộc Bảo tàng Field tại Chicago (Mỹ), cho biết danh sách các loài cây được giới khoa học xác định tại rừng Azamon cho tới nay bao gồm 11.187 loài. Số lượng cây trên bao phủ diện tích khoảng 5,6 triệu km2.

can 300 nam de hoan thanh thong ke thuc vat rung amazon
Rừng Amazon. (Nguồn: tralveltips4life).

Bên cạnh đó, còn có 489 danh tính nằm trong khu vực rừng Amazon dù có giá trị như loài nhưng thiếu dữ liệu về sự tồn tại nên chưa được công nhận về mặt khoa học.

Tổng số 11.676 loài và “cận loài” này thuộc về 1.225 chi và 140 họ. Trong đó, họ Đậu (Fabaceae, còn được gọi là họ Cánh bướm) là họ lớn nhất với 1.611 loài, tiếp theo là họ Thiến thảo (Rubiaceae) với 1.058 loài, họ Mua (Melastomataceae) với 624 loài, họ Sim (Myrtaceae, còn gọi là họ Hương đào) có 606 loài, họ Nguyệt quế (Lauraceae) có 566 loài…

Từ năm 1900 tới nay, mỗi năm các nhà sinh vật học tìm thấy từ 50 đến 200 loài cây mới tại rừng Amazon và dự kiến con số này sẽ còn tiếp tục tăng. Vì vậy, ông Pitman khẳng định việc phát hiện và kiểm chứng thực địa toàn bộ các loài thực vật tại “đại dương xanh lục” này sẽ phải mất thêm 300 năm nữa.

Là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới và được mệnh danh “lá phổi của hành tinh”, Amazon là nơi cư ngụ của một số lượng khổng lồ các loài cây khác nhau và luôn được coi là kho tàng sinh học lớn và đa dạng nhất thế giới.

Theo TGVN

Xem thêm:

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Nếu bạn là người say mê về nông nghiệp và phát triển bền vững trong nông nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng tìm hiểu về một vài nghiên cứu của các nhà khoa học dưới đây. Nhưng cũng có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thông tin thú vị nào đó? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 Nghiên cứu mới nhất về Khoa học cây trồng được công bố trong năm 2017 vừa qua.

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Các nhà khoa học tại Bangladesh đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen đầu tiên nhằm giải quyết bài toàn mà nông dân nước này đang gặp phải trong quá trình thu hoạch.

Ngô biến đổi gen  – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngô biến đổi gen – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngày 19 tháng 12 năm 2018, CropLife Việt Nam và Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức chương trình thăm quan tổng kết mô hình trình diễn các giống ngô mới và hội thảo “Phát triển giống ngô chuyển gen nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững” tại tỉnh Thái Nguyên.