TIN MỚI
Trang chủ / Tin tức & Xu Hướng / Những “sợi vàng” trên quả chuối là gì mà sao chúng cứ khiến ta “phát điên” khi ăn vậy nhỉ?

Những “sợi vàng” trên quả chuối là gì mà sao chúng cứ khiến ta “phát điên” khi ăn vậy nhỉ?

Những sợi dây có màu vàng này tồn tại ở vỏ chuối, trên quả chuối thực chất để làm gì mà cứ lù lù ở đó suốt.

Bóc quả chuối vàng ươm, thơm phức… bạn chỉ muốn được ngay lập tức “cắn ngập răng” và tận hưởng vị ngon ngọt của nó.

Hẳn bạn từng phải dừng lại vài giây để cố gắng nhặt mấy cái dây, sợi vàng vàng bên trong quả chuối đáng ghét và cho rằng chúng thật vô dụng phải không?

Nhà nghiên cứu người Mỹ – Nicholas D. Gillitt sẽ giúp bạn làm sáng tỏ câu hỏi này.

Theo ông, những sợi xơ này mặc dù có thể khiến bạn khó chịu nhưng chúng lại rất quan trọng. Nói một cách nghiêm túc hơn, bạn không thể ăn chuối nếu không có chúng.

Thực chất, những sợi xơ màu vàng óng này là các sợi libe, tiếng Anh là phloem. Phloem là một trong 2 loại mô có nhiệm vụ vận chuyển chất lỏng, chất dinh dưỡng trong thân cây.

Với quả chuối, các sợi libe có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho quả. Nhờ có libe, quả chuối bạn ăn mới ngon được.

Nicholas D. Gillitt – phó giám đốc nghiên cứu dinh dưỡng và giám đốc Viện dinh dưỡng Dole đã giải thích với Huffington Post rằng: “Các sợi libe (phloem) trong quả chuối là yếu tố quan trọng, cực cần thiết trong việc phân bố đầy đủ các chất dinh dưỡng của cây.”

Theo nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Gillitt, các bó sợi phloem hoàn toàn có thể ăn được và giàu dinh dưỡng như phần chính của quả.

Vì thế, từ giờ bạn đừng cáu kỉnh cố gắng nhặt bỏ chúng mỗi khi gặp phải các sợi dây vàng này trong mỗi quả chuối nữa nhé!

Xem thêm:

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Nếu bạn là người say mê về nông nghiệp và phát triển bền vững trong nông nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng tìm hiểu về một vài nghiên cứu của các nhà khoa học dưới đây. Nhưng cũng có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thông tin thú vị nào đó? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 Nghiên cứu mới nhất về Khoa học cây trồng được công bố trong năm 2017 vừa qua.

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Các nhà khoa học tại Bangladesh đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen đầu tiên nhằm giải quyết bài toàn mà nông dân nước này đang gặp phải trong quá trình thu hoạch.

Ngô biến đổi gen  – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngô biến đổi gen – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngày 19 tháng 12 năm 2018, CropLife Việt Nam và Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức chương trình thăm quan tổng kết mô hình trình diễn các giống ngô mới và hội thảo “Phát triển giống ngô chuyển gen nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững” tại tỉnh Thái Nguyên.