TIN MỚI
Trang chủ / Tin tức & Xu Hướng / Đong đếm độ khủng của loài cây cao nhất thế giới

Đong đếm độ khủng của loài cây cao nhất thế giới

Loài cây tùng gỗ đỏ với chiều cao 115,6m này được ghi nhận là loài cây cao nhất thế giới.

Nếu như được hỏi ngọn núi nào cao nhất thế giới hiện nay – hẳn bạn sẽ trả lời ngay rằng đó là đỉnh Everest thuộc dãy Himalaya, với chiều cao 8.840m.

Người cao nhất thế giới trong sách kỷ lục Guinness hiện nay chắc chắn là anh chàng người Thổ Nhĩ Kỳ – Sultan Kosen với chiều cao 2,51m rồi.

Thế bạn có biết – loài cây nào cao nhất thế giới? Nếu chưa có câu trả lời thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây sẽ tìm lời giải nhé!

Hiện nay, cây giữ kỷ lục cao nhất thế giới thuộc loài tùng gỗ đỏ ven biển (coastal redwood) mang tên Hyperion, với chiều cao 115,6m. Hyperion đã đánh bại “người tiền nhiệm” cũng thuộc chi tùng gỗ đỏ là cây Stratosphere Giant, với độ chênh lệch là 3m.

Để có thể rút ra kết luận trên, các chuyên gia đã lấy chiều cao của tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ (93,1m) và tháp đồng hồ Big Ben (Anh) – 96m để “đọ” chiều cao với loài cây Hyperion này. Kết quả là, cây tùng gỗ đỏ còn có chiều cao vượt trội hơn cả hai công trình nổi tiếng trên.

 

Loài cây tùng gỗ đỏ có danh pháp khoa học là Sequoia sempervirens, được tìm thấy tại các khu rừng thuộc tiểu bang California (Mỹ).

Đây là loài cây thường xanh, sống rất lâu, trong đó có những cây đại thụ với tuổi thọ lên tới 1.800 năm. Cũng nhờ vậy, các cây tùng gỗ đỏ ven biển thường có chiều cao đạt kỷ lục thế giới.

Hyperion được phát hiện bởi hai nhà thám hiểm Chris Atkins và Michael Taylor vào năm 2006. Tuy nhiên để xác lập được kỷ lục, chiều cao của Hyperion phải được đo một cách chính xác.

Điều này đã được đội ngũ các nhà khoa học thuộc ĐH bang Humboldt thực hiện vào năm 2008 và nhờ đó xác thực được chiều cao của cây này.

Hiện vị trí của cây cao nhất thế giới không được công bố rộng rãi bởi nhiều chuyên gia lo sợ nhiều người sẽ tìm tới đây và gây tổn hại cho loài cây này.

Nếu chưa tin về độ “khủng” của Hyperion thì hãy cùng xem qua video dưới đây để biết nhé!

Xem thêm:

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Nếu bạn là người say mê về nông nghiệp và phát triển bền vững trong nông nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng tìm hiểu về một vài nghiên cứu của các nhà khoa học dưới đây. Nhưng cũng có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thông tin thú vị nào đó? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 Nghiên cứu mới nhất về Khoa học cây trồng được công bố trong năm 2017 vừa qua.

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Các nhà khoa học tại Bangladesh đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen đầu tiên nhằm giải quyết bài toàn mà nông dân nước này đang gặp phải trong quá trình thu hoạch.

Ngô biến đổi gen  – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngô biến đổi gen – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngày 19 tháng 12 năm 2018, CropLife Việt Nam và Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức chương trình thăm quan tổng kết mô hình trình diễn các giống ngô mới và hội thảo “Phát triển giống ngô chuyển gen nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững” tại tỉnh Thái Nguyên.