Các cơ quan liên quan trong ngành chè bao gồm Chủ tịch Uỷ ban Chè Sri Lanka (SLTB) Rohan Pethiyagoda đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách cần sớm xem xét lại lệnh cấm vô căn cứ đối với thuốc trừ cỏ glyphosate. Hàng loạt cơ quan pháp chế và tổ chức khoa học trên thế giới đã xác nhận về tính an toàn của hoạt chất glyphosate và gần đây nhất là kết quả đánh giá rủi ro và khẳng định lại của Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) về tính an toàn của hoạt chất này vào tháng 12 năm 2017.
Chủ tịch SLTB Rohan Pethiyagoda kêu gọi: “Ngành trồng trọt của Sri Lanka và ngành chè nói riêng đang bị thất thu từ 10 – 20 tỉ Rs mỗi năm nếu glyphosate tiếp tục bị cấm sử dụng tại Sri Lanka và những nông hộ nhỏ sẽ là người chịu những thiệt hại lớn nhất bởi lệnh cấm vô cơ cứ này. Tệ hơn nữa, cho tới nay vẫn chưa có một bất kỳ bằng chứng khoa học hay thực tế nào chứng minh cho quy định cấm này tại Sri Lanka”.
“Lệnh cấm là một quyết định vô căn cứ và rõ rằng sẽ gây ra những tổn thất khó có thể khắc phục được cho ngành chè tại Sri Lanka nếu lệnh cấm không được dỡ bỏ. Là những người có trách nhiệm bảo vệ nền kinh tế này, các nhà hoạch định chính sách nên đưa ra các quyết định dựa trên bằng chứng. Thực tế cho thấy, lệnh cấm sử dụng glyphosate được ban hành vì lý do chính trị chứ không phải dựa trên các bằng chứng khoa học, bởi lẽ một sự thật không thể phủ nhận là hợp chất này đã được sử dụng rộng rãi qua nhiều thập kỷ. Cho tới nay vẫn chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh glyphosate gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người.”
Các đánh giá rủi ro đối với sức khoẻ con người của Cục Quản lý môi trường Hoa Kỳ (EPA), như đánh giá chế độ ăn uống, khả năng phơi nhiễm của người dân khu vực xung quanh cũng như của những người tiếp xúc trực tiếp với hoạt chất này (phơi nhiễm nghề nghiệp). Thêm đó, cơ quan này cũng tiến hành đánh giá sâu hơn đối với các dữ liệu liên quan tới khả năng gây ung thư của glyphosate, bao gồm các dữ liệu về dịch tễ học, ung thư động vật học và nghiên cứu độc tính gen từ đó kết luận glyphosate không là nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ con người.
Ông Pethiyagoda cũng nhấn mạnh thêm rằng lệnh cấm sử dụng glyphosate cũng làm giảm lợi thế cạnh tranh của Sri Lanka trên thị trường thế giới vì các quốc gia xuất khẩu chè khác không gặp rào cản tương tự. Hơn thế nữa nông dân trồng chè ở quốc gia này cũng đang phải vật lộn với các loại chi phí sản xuất ngày một gia tăng và các rào cản pháp chế quy định bởi các thị trường xuất khẩu truyền thống do phải sử dụng các loại thuốc trừ cỏ khác thay thế glyphosate.
Lời kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm sử dụng glyphosate của SLTB được sự ủng hộ của phần lớn các cơ quan liên quan, bao gồm Bộ Trồng trọt, Viện nghiên cứu Chè, Công đoàn và Hiệp hội trồng trọt Ceylon.
Bày tỏ sự ủng hộ với lời kêu gọi của Pethiyagoda, ông Sunil Poholiyadde, Chủ tịch Hiệp hội trồng trọt Ceylon, cũng cảnh báo rằng một sự tổn thất to lớn về kinh tế quốc gia sẽ xảy ra nếu các nhà hoạch định chính sách tiếp tục “giả vờ điếc” với những vấn đề thực tế diễn ra và nên ngay lập tức thực hiện các biện pháp dỡ bỏ lệnh cấm hoặc đưa ra một giải pháp hợp lý, hiệu quả với chi phí phù hợp thay thế glyphosate.
Ông Poholiyadde chia sẻ thêm: “Sri Lanka là quốc gia duy nhất trên thế giới cấm sử dụng glyphosate và trong vòng 4 năm qua, không có thêm bất cứ một bằng chứng khoa học nào chứng minh mối liên hệ giữa vấn đề sức khoẻ và glyphosate. Hơn thế nữa, cho đến nay không có một quốc gia nào trên thế giới cấm nhập khẩu các sản phẩm chứa dư lượng glyphosate. Hậu quả của lệnh cấm này là tất cả các nhà sản xuất bao gồm cả các nông hộ nhỏ buộc phải sử dụng loại thuốc trừ cỏ khác thay thế glyphosate để kiểm soát cỏ dại.”
Trước đó, Hiệp hội trồng trọt Ceylon và nhiều đơn vị liên quan khác đã kêu gọi Viện Nghiên cứu Chè với chức năng của mình để can thiệp và xây dựng những hướng dẫn cơ bản cho nhà sản xuất về việc sử dụng thuốc trừ cỏ thay thế phù hợp – tuy nhiên cho tới nay, không có bất cứ một đề xuất thay thế nào được đệ trình. Trong khi các công ty giống cây trồng trong khu vực vẫn thực hiện các tiêu chuẩn liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ cỏ một cách nghiêm ngặt, lệnh cấm đã khiến các nông hộ nhỏ phải sử dụng các loại thuốc thay thế khác, khả năng sản phẩm xuất khẩu bị từ chối gia tăng do bị phát hiện dư lượng thuốc trừ cỏ vượt ngưỡng cho phép
Ông Poholiyadde thông tin thêm “Các hoá chất thay thế đã khiến thị trường nhập khẩu như Nhật Bản – nơi áp dụng mức giới hạn dư lượng tối đa (MRL) nghiêm ngặt hơn so với các quốc gia nhập khẩu khác (MCPA) cảnh báo. Cụ thể hơn, những tiêu chuẩn của các MCPA đối với dư lượng của glyphosate thường ít khắt khe hơn. Tiêu chuẩn ít khắt khe được toàn thế giới chấp nhận này dựa trên thực tế là glyphosate không gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ con người. Trong khi đó, Sri Lanka thậm chí còn chưa có văn bản hướng dẫn về mức giới hạn dư lượng glyphosate trên chính các sản phẩm thực phẩm nông nghiệp và thức ăn. Điều này trái ngược hoàn toàn với lý do đưa ra lệnh cấm glyphosate.”
Kết quả xem xét của EPA Hoa Kỳ là một trong những bằng chứng khoa học mới nhất bao gồm cả nghiên cứu sức khoẻ tiến hành bởi Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ năm 2017 đã kết luận glyphosate “không có khả năng gây ung thư cho con người và không gây ra những rủi ro về sức khoẻ cho con người khi được sử dụng theo đúng hướng dẫn ghi trên nhãn sản phẩm.”. Các kết quả khoa học của các cơ quan đầu ngành của các quốc gia trên thế giới đều nhất quán với kết quả đánh giá của Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ năm 2017.
“Ngay từ đầu lệnh cấm này không liên quan gì tới sức khoẻ con người, hay tới việc sản xuất và tiêu thụ chè Sri Lanka, do vậy chúng tôi đề nghị các nhà hoạch định chính sách giải thích lý do tại sao lại tiếp tục lệnh cấm vô căn cứ như vậy mà không phải là dỡ bỏ lệnh cấm này ngay lập tức” Ông Poholiyadde nói thêm.
Poholiyadde cảnh báo: “Khi lệnh cấm vô lý này vẫn còn hiệu lực, mỗi ngày chúng ta sẽ chịu tổn thất khoảng 55 triệu Rs do thất thu năng suất. Chỉ những doanh nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt mới cảm nhận rõ ràng sự mất mát này cũng như những ảnh hưởng của nó. Nếu chúng ta không thể sử dụng glyphosate, họ phải có những hướng dẫn rõ ràng về phương án thay thế để được chấp nhận ở tất cả các thị trường nhập khẩu. Chúng ta không thể trả giá để mất thị phần quốc tế một cách ngớ ngẩn chỉ bởi những quyết định chính sách thiển cận.”