TIN MỚI
Trang chủ / Tin tức & Xu Hướng / Khoa học tìm ra vì sao kích cỡ lá cây khác nhau – lá thì to vĩ đại, lá thì bé tin hin

Khoa học tìm ra vì sao kích cỡ lá cây khác nhau – lá thì to vĩ đại, lá thì bé tin hin

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra yếu tố khiến kích cỡ lá cây khác nhau – lá to cứ to mãi, nhỏ thì vẫn nhỏ thế thôi.

Mẹ Thiên nhiên tạo ra hàng trăm nghìn loài thực vật khác nhau, từ cây bé nhỏ trên núi cao hay tán cây cọ to khổng lồ ở các vùng miền nhiệt đới.

Nhưng vì sao lá cây trong vương quốc thực vật lại cái to cái nhỏ nhỉ?

Cách đây vài thập niên, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng những loài cây lá rộng chiếm ưu thế ở khu vực rừng nhiệt đới, trong khi cây lá nhỏ thường sống trên sa mạc khô cằn và vùng vĩ độ cao.

Điều đó có nghĩa rằng, kích thước lá cây khác nhau ra sao có liên quan mật thiết đến nước và nhiệt độ.

Tiến sĩ Ian Wright thuộc Đại học Macquarie, Sydney (Australia) đã chia sẻ lời giải với BBC sau khi nghiên cứu hơn 7.000 loài thực vật trên thế giới.

Cụ thể, ông cho hay, “một lá chuối có thể có kích thước rất to bởi chuối tự nhiên phát triển ở những nơi rất nóng và ẩm ướt. Và dường như càng cung cấp đủ nước trong đất thì sẽ chẳng có giới hạn nào cho kích thước của lá cả”.

Ngoài ra, tiến sĩ cũng cho rằng, bên cạnh yếu tố nước, thì nhiệt độ cũng đóng vai trò quan trọng. Theo đó, ở những vùng có khí hậu lạnh, những lá cây có kích thước “khủng” thường bị đóng băng vào ban đêm.

Cùng với đó, tại khu vực khí hậu nóng, lá cây to thường dễ bị cháy xém. Từ đây, các chuyên gia suy đoán rằng kích thước tối đa của lá chủ yếu được quyết định bởi nhiệt độ, lượng mưa của khu vực đó.

Tiến sĩ Wright cũng nhấn mạnh 1 yếu tố bên lề – đó là sự quang hợp. Nghiên cứu trên của nhóm cũng làm sáng tỏ cách thức cây trồng thích ứng khi nhiệt độ thế giới nóng lên.

Chúng ta biết rằng quá trình quang hợp là cơ bản nhất, trong đó CO2 phản ứng với nước, nhờ ánh Mặt trời để tạo ra oxy và gulcose. Nhiệt độ, nồng độ CO2 và cường độ ánh sáng là yếu tố hạn chế tốc độ quang hợp.

Tiến sĩ Wright chia sẻ: “Với sự hiểu biết tốt hơn về quang hợp – yếu tố ảnh hưởng đến kích cỡ lá này, chúng ta có thể dự đoán kiểu thảm thực vật khác nhau trên thế giới ở thời tương lai.

Bên cạnh đó, ta cũng cân đối được nhóm các loài riêng lẻ – ít có khả năng sống sót khi biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ như thế này”.

Xem thêm:

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Nếu bạn là người say mê về nông nghiệp và phát triển bền vững trong nông nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng tìm hiểu về một vài nghiên cứu của các nhà khoa học dưới đây. Nhưng cũng có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thông tin thú vị nào đó? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 Nghiên cứu mới nhất về Khoa học cây trồng được công bố trong năm 2017 vừa qua.

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Các nhà khoa học tại Bangladesh đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen đầu tiên nhằm giải quyết bài toàn mà nông dân nước này đang gặp phải trong quá trình thu hoạch.

Ngô biến đổi gen  – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngô biến đổi gen – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngày 19 tháng 12 năm 2018, CropLife Việt Nam và Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức chương trình thăm quan tổng kết mô hình trình diễn các giống ngô mới và hội thảo “Phát triển giống ngô chuyển gen nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững” tại tỉnh Thái Nguyên.