TIN MỚI
Trang chủ / Tin tức & Xu Hướng / Kỹ thuật nhân giống cây bằng phương pháp giâm cành ở Philippin

Kỹ thuật nhân giống cây bằng phương pháp giâm cành ở Philippin

Khoa hoc thuc vat: Giâm cành thực vật các loài almon, red lauan, mayapis, tangile và white lauan.

ky thuat nhan giong cay bang phuong phap giam canh o philippin
Ảnh minh họa

Lấy cành 60 – 65 ngày tuổi từ gốc cúa các loài shorea almon, red lauan (S. negrosensis), mayapis (s. palosapis), tangile (s. polysperma) và white lauan (S. contorta) và dipterocarpus grandiflorus, xử lý với các hỗn hợp hormon khác nhau và với các nồng độ khác nhau: 6.000 ppm 1BA, 8.000 ppm IBA, Rootone F, 8.000 ppm IAA + 6.000 ppm IBA, và 7.000 ppm IAA + 7.000 ppm IBA. Chất lượng dung dịch được kiểm soát cẩn thận (paler và Alcober, 1991).

Cành giâm lấy từ cây khoẻ mạnh, mọc thẳng đường kính 5 – 10 cm của các loài s, negrosensis, s. contorta, s. palosapis, s. polysperma, D. grandiflorus. Hoặc lấy từ cây có đường kính 16 – 18,5 cm của loài Shorea almon chọn trồng cách ly, khi cao 1,3 m cho đốn ngang gốc rồi quét sơn đen lên vết đốn để tránh nhiễm nấm.

Sau khi đốn 60 – 65 ngày, thu hoạch chồi non phát triển 20 – 40 cm, đặt vào chậu nước rồi chuyển ngay đến vuờn ươm. Các gốc nhỏ 5 đến 10 cm vẫn tiếp tục phát triển chồi và có thể thu hoạch 4 vụ sau đó. Tại vườn ươm, cành giâm được bó thành từng bó, đặt nơi râm mát, tưởi nước thường xuyên và chờ xử lý.

Dùng kéo tỉa sắc cắt gốc cành giâm thành đoạn có ít nhất một hai lá tùy theo khoảng cách các đốt. cất bát phần đầu lá đến 60% để hạn chế thoát nước.

Ngâm đầu cắt vào dung dịch Benlate 2Ọ0 ppm 15 phút để ngừa nhiễm nấm. Sau đó ngâm đầu cắt vào hỗn hợp hormon phát triển rễ rồi đổ đầy đất cát. Để trong vườn nhân giống thoáng mát và phun bụi nước thường xuyên.

Với loài Shorea almon xử lý trong dung dịch 8.000 ppm IBA, Rootone F có kiểm soát (không có hormon), kết quả bén rễ tương ứng 88%, 54%, 57% sau 60 đến 63 ngàv trồng.

Sau 85 ngày, loài Shorea negrosensis xử lý với 6.000 ppm IBA, 8.000 ppm IBA, Rooton F và mẫu kiểm tra, kết quả cho thấy tỷ lệ bén rễ tương ứng 63%, 50%, 46% và 40%.

Kết quả tương đối tốt với loài Shoreư palosapis với 6.000 ppm IBA (41% bén rễ) và 8.000 ppm IBA (25% bén rễ). Cành giâm bén rễ tốt sau 90 ngày trồng.

Với loài s. polysperma xử lý trong axil indolebutyric nồng độ 6.000 ppm và 8.000 ppm kết quả bén rễ 33%, trong khi cành khống được xử lý chỉ đạt 22% bén rễ. Sau 90 ngày kể từ khi trồng, cành giâm phát triển rễ tốt.

Với loài Shorea contorta, xử lý kết hợp IAA nồng độ 8.000 ppm với IBA nồng độ 6.000 ppm và 1AA (7.000 ppm) với IBA (7.000 ppm) kết quả tương ứng là 15% và 10% bén rễ. Rễ phát triển tốt sau khi trồng 90 ngày. Riêng đối với loài Dipterocarpus grandiflorus sau 120 ngày đem trồng cây không phát triển rễ nữa.

Cành giâm phát triển rễ được trồng nơi có độ râm mát 50% trong vườn ươm cho đến khi đem trồng chính thức. Chăm sóc thường xuyên, giảm dần lượng nước cấp và tăng dần với ánh sáng mặt trời.

Xem thêm:

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Nếu bạn là người say mê về nông nghiệp và phát triển bền vững trong nông nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng tìm hiểu về một vài nghiên cứu của các nhà khoa học dưới đây. Nhưng cũng có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thông tin thú vị nào đó? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 Nghiên cứu mới nhất về Khoa học cây trồng được công bố trong năm 2017 vừa qua.

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Các nhà khoa học tại Bangladesh đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen đầu tiên nhằm giải quyết bài toàn mà nông dân nước này đang gặp phải trong quá trình thu hoạch.

Ngô biến đổi gen  – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngô biến đổi gen – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngày 19 tháng 12 năm 2018, CropLife Việt Nam và Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức chương trình thăm quan tổng kết mô hình trình diễn các giống ngô mới và hội thảo “Phát triển giống ngô chuyển gen nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững” tại tỉnh Thái Nguyên.