Khoa học thực vật: 1.Giâm cành trong điều kiện phun sương tự động
Phương pháp này do nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu rừng Malaixia thực hiện, tiến sỹ Darus Ahmad chỉ đạo (1992). Kết quả đạt được từ 90 đến 100% cành giâm phát triển rễ. Phương pháp này được áp dụng thành công trong nhân giống nhiều chủng cây trồng và cây hoa màu ở Malaixia, như: Dipterocarpus baudii, Hopea odorata, Shorea bracteolata, s.lepprooida, s.ovaỉis, s.parviflora, s. plaíyclados, s. singkanang, Alatonia angersilloba và Endosperum mallaccense.
Cành giâm thu gom từ cây chưa trưởng thành (cây dưới 1 Năm tuổi) hoặc các chồi từ gốc cây trên 10 Năm tuổi. Để duy trì gen cơ bản, cành giâm phải dược thu gom theo từng loài ở các nơi khác nhau. Sau đó đem trồng trong bao chất dẻo đặt trong vườn ươm là nguồn nhân giống.
Thu các cành khoảng 10 cm có 3 lá phát triển, dùng dao sắc cắt tỉa đốt nghiêng. Với các loài lá to phải cắt bỏ bớt nửa lá (như loài E. maỉlaccense).
Ngâm đầu vừa cắt trong bột Seradix (0,8% IBA) rồi trồng ngay vào môi trường tạo rễ là cát sông sạch. Dùng tấm nhựa dẻo che chắn mối trường nhân giống để duy trì độ ẩm khoảng 80 đến 90%, nhiệt độ 25°c đến 28°c. Dùng vải nhựa màu xanh có độ che mát 75% phủ trên để tránh ánh nắng mặt trời gay gắt.
Dùng cơ cấu phun mù tự động mỗi lần phun 30 giây, cách nhau 5 phút. Định đặt thời gian phun tù 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều.
Sau 4 đến 6 tuần rễ sẽ phát triển tốt.
Cây đã phát triển rễ được chuyển sang trồng trong bầu nhựa dẻo đổ đầy đất rừng và cát sống theo tỷ lệ 1 : 1 đặt trong hộp gỗ cứng, che chắn bằng tấm nhựa dẻo và vải nhựa màu xanh. Dùng bình nhựa thủ công tưới trong ngày, cách 2 giờ tưới 1 lần, trong vòng 4 tuần. Sau đó giảm số lần tưới xuống 3 lần/ngày và tháo vải che mát ra. Sau 4 tuần tiếp theo cây sẽ bén rễ chắc, khi thấy cây đủ cứng cáp thì đem trồng chính thức.
2 Nhân giống thực vật bằng các cành giâm
Các chủng được nhân giống ra rễ thành công gồm Dipteroccirpus chartaseus (ỐO – 80%), Shorea bracteoỉata (100%), Anisoptera scaphuỉa (80%) và Shorea leprosula khi được xử lý với hỗn hợp IBA và bột talc ở các nồng độ 100 ppm, 500 ppm và 2.000 ppm (theo Srivastava và Manggil, 1981).
Nền nhân giống có thể là bêtỏng rộng 1,2 m, dài 3,35 m và sâu 0,4 m, đáy nghiêng về tâm để thoát nước; hoặc dùng hộp gỗ 0,6 m X 0,6 m X 0,2 m (sâu) có lỗ thoát nước ở đáy và đặt trên nền bêtông. Dùng khung gỗ bao quanh các hộp gỗ hoặc bêtông. Dùng các tấm gỗ có kích thước phù hợp để ngân nền nhân giống thành từng ỏ để dễ dàng xử lý và kiểm tra hormon trong quá trình thử nghiệm. Dừng chất dẻo trong suốt bao quanh và đậy trên làm mái che, đắp bao tải đay để duy trì độ ẩm và mức thoát hơi.
Môi trường tạo rễ gồm 45,5% sỏi, 31,0% cát thô, 18,1% cát vàng, 3,8% cát kích thước trung binh và 1,6% cát mịn, lớp cuối cùng là các mẩu vụn granit.
Cành giâm lấy từ thân chính là các cành đã phát triển của cây non gieo trồng từ hạt trong nhà kính. Các chủng và tuổi cây nhu sau: Anisoptera scaphula (27 tháng), Shorea bracteolata (12 tháng), Shorea leprosula (10 tháng) và Diplerocarpus chartaceus (10 tháng).
Cành giâm lấy đài khoảng 10 cm có một số lá đã phát triển, cắt bỏ bớt nửa diện tích lá, cắt bỏ chổi gốc, để lại các chồi bên khoẻ mạnh, chủ lực. Dùng kéo cắt tỉa đầu gốc, cắt vát góc để tăng diện tích mặt hấp thu hormon, tạo độ sần cho rỗ phát triển tốt. Ngay sau khi cắt, ngâm đầu cắt vào hỗn hợp bột talc và axit indolebutyric với các nồng độ 100 ppm, 500 ppm và 2.000 ppm. Cắm nghiêng cành giâm vào môi trường giâm, ấn nhẹ quanh gốc giâm.
Sau khi trồng, tưới đẫm nưóc ngay quanh gốc, đảm bảo độ ẩm thích hợp trong vùng rễ. Dùng bình phun thủ công phun mù. Tuần đầu phun nước 30 phút một lần, mỗi lần phun 5 phút, bắt đầu từ 7 giờ 30 phút sáng đến 6 giờ chiều. Hai tuần tiếp theo mỗi giờ phun một lần 5 phút từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Sau đó cứ 2 giờ phun một lần 5 phút. Phủ bao tải đay ẩm lên để duy trì độ ẩm từ 66% đến 68% trong các ngăn trồng, nhiệt độ duy trì thấp nhất trong mối trường là 23°c và cao nhất là 28°Cđể rễ phát triển. Sau 3 tháng chuyển cành giâm trồng trong các bầu nilon. Sau 5 tháng có thể chuyển trồng chính thức.
Tỷ lệ phát triển rẽ thành công cao nhất là loài Anisoptera scaphula được xử lý trong hỗn hợp axit indolebutyric 80% ở nồng độ 1.000 ppm. Rễ phát triển tốt nhất khi xử lý ở nồng độ 2.000 ppm. Ở gốc của các cành giâm phát triển các thể sần và chồi non cũng xuất hiện rất sớm.
Với loài Shorea bracteolata tỷ lệ phát triển rễ đạt trung bình 91,2%, chồi non xuất hiện vào giữa tuần thứ 6 và thứ 7 khi chuyển sang trồng trong bầu ni lon. Rễ phát triển nhanh và đều hơn khi xử lý với IBA ở nồng độ 500 ppm so với khi xử lv ở 1.000 ppm và 100 ppm.
Với loài Shorea leprosuỉa khi xử lý ở nồng độ 2.000 ppm và 1.000 ppm chỉ cho tỷ lộ phát triển rễ ở mức 18%.
Với loài Dipterocarpus chartaceus, sau khi trồng trong khoảng từ tuần thứ 4 đến tuần thứ ố hầu hết các cành giâm đã cho ra chồi non. Tỷ lệ cành giám ra rẽ trong trường hợp này đạt 32%. Khi xử lý với dung dịch axit indolebutyric nồng độ 100 ppm cành giâm phát triển rễ rất tốt.
Cành giâm đã ra rễ chuyển sang trồng trong bầu nilon chứa chất dinh dưỡng thông thưòng đặt trong bóng râm nhà kính, tưới nước thường xuyên để tránh héo lá. Sau 8 đến 10 tháng chuyển đi trồng chính thức.
3. Nhân giống thực vật một số loài khác
Cành giâm lấy từ các chồi trưởng thành của loài Ạgathis dammara và Pagraea frangrans. Với các loài Shorea talura, Anisoptera sacphula, Podocarpus imbricatus và Vatica wallichìi lấy các chồi của câv chưa trưởng thành. Tất cả đều cho kết quả ra rễ tốt (Momese, 1976).
Đổ đầy cát thô sạch vào các hộp 1 m X 5 m X 0,6 m (sâu). Lắp đặt hệ thống phun mù tự động cách 5 phút phun một lần 30 giây, từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Môi trường cần duy trì ở mức cường độ ánh sáng thấp (10%) và nhiệt độ ổn định từ 25°c đến 28°c trong luống trồng. Dùng vải nhựa màu xanh che phủ để có độ râm mát 50%.
Cành giâm lấy dài 10 đến 20 cm, có một số đốt và lá đã trưởng thành, cắt ngắn bớt lá, lấy từ các cây đã trưởng thành, lấy các chồi gần gốc của cây gieo hạt. cắt vỏ theo chiều dài phía đối diện với lá và chồi nách làm mô dẫn cho nước hấp thu dễ dàng. Đem trồng cành vào môi trường phát triển rễ cho ngập hết phần lá đã tách bỏ (ngập cả phần cuống lá và chồi nách).
Kết quả cho thấy các cành giâm lấy từ cây trưởng thành đều không ra rễ. Song các cành lấy từ loài Agathis dammara và Fragraea fragrans và cành của cây chưa trưởng thành của loài Podocarpus imbricatus lại cho rễ phát triển thành công.
Các chồi ngắn của các cây đã trưởng thành và cây gieo từ hạt của loài Shorea talura, Anisoptera scaphula, Vatica wallichii và Agathis dammara cũng cho kết quả ra rễ tốt.
Khi chồi nách phát triển thành cành non, cây được chuyển sang trồng vào chậu. Duy trì thường xuyên công việc chăm sóc như với cây đã ra rễ. Khi cây có chiều cao 20 đến 25 cm (sau 1 năm) thì đưa đi trồng chính thức.