TIN MỚI
Trang chủ / Công Nghệ Sinh Học / Nhân bản thành công lợn bằng phương pháp vô tính

Nhân bản thành công lợn bằng phương pháp vô tính

Sau trận động đất ngày 12/5/2008 tại WenChua, Trung Quốc một chú lơn đã sống sót trong đống đổ nát 36 ngày. Đây có thể là một phép lạ trong cuộc sống, chính vì nghị lực sống phi thường này các thành viên trên mạng xã hội Trung Quốc đã đặt cho chú lơn cái tên “Lợn kiên cường”.

Hiện nay giống lợn này đã và đang bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền và không có khả năng sinh con. Trong thời gian vừa qua các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu gene thành phố Thâm Khuyến Trung Quốc đã tiến hành nhân bản vô tính và kết quả 6 chú lợn kiên cường đã ra đời.

nhan ban thanh cong lon bang phuong phap vo tinh
Chú lợn được ra đời bằng phương pháp nhân bản vô tính (Ảnh: Xinhuanet)

Sau khi được đưa ra khỏi đống đổ nát trong trận động đất chú lợn nhanh chóng hồi phục nhưng hoàn toàn mất đi khả năng sinh con.

Lãnh đạo Viện nghiên cứu gene thành phố Thâm Khuyến Trung Quốc cho biết để tiếp tục duy trì nguồn gene của giống lợn này, tháng 2/2011 Viện nghiên cứu gene đã tiến hành nghiên cứu kiểm tra sức khỏe của chú lợn và tiến hành lấy và nuôi dưỡng mẫu tế bào gốc trên đôi tai của lợn đồng thời sử dụng các công nghệ nhân bản vô tính để nhân bản tế bào gốc thành các phôi thai và sau đó đưa những phôi thai nhân bản này vào cơ thể hai lợn mẹ khỏe mạnh.

Trải qua 110 ngày phát triển hai lợn mẹ ngày 31/08 và ngày 2/9 năm 2011 đã sinh ra 6 chú lợn con tại Hui Zhou Tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. Hiện nay 6 chú lợn con rất khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Kỹ thuật nhân bản vô tính trên động vật là kỹ thuật chuyển lưu (Hạt) nhân nhưng không có quá trình sinh sản hữu tính, một tế bào có thể phát triển thành một con vật hoàn chỉnh.

Nhóm các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu gene thành phố Thâm Khuyến Trung Quốc cho biết họ đã nhân bản thành công lợn bằng phương pháp vô tính trên một tế bào gốc của chú lợn bị lão hóa. Ý nghĩa của công việc này ở chỗ sẽ giúp duy trì được giống nòi của những loài động vật đã và đang có nguy cơ tuyệt chủng cao trong tự nhiên.

Theo: Đất Việt

Xem thêm:

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Nếu bạn là người say mê về nông nghiệp và phát triển bền vững trong nông nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng tìm hiểu về một vài nghiên cứu của các nhà khoa học dưới đây. Nhưng cũng có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thông tin thú vị nào đó? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 Nghiên cứu mới nhất về Khoa học cây trồng được công bố trong năm 2017 vừa qua.

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Các nhà khoa học tại Bangladesh đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen đầu tiên nhằm giải quyết bài toàn mà nông dân nước này đang gặp phải trong quá trình thu hoạch.

Ngô biến đổi gen  – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngô biến đổi gen – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngày 19 tháng 12 năm 2018, CropLife Việt Nam và Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức chương trình thăm quan tổng kết mô hình trình diễn các giống ngô mới và hội thảo “Phát triển giống ngô chuyển gen nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững” tại tỉnh Thái Nguyên.