TIN MỚI
Trang chủ / Tin tức & Xu Hướng / Sự sống trên Trái đất có thể đã không diễn ra nếu thiếu loài sinh vật này

Sự sống trên Trái đất có thể đã không diễn ra nếu thiếu loài sinh vật này

Ít ai ngờ, loài sinh vật này lại đóng một vai trò đáng ngạc nhiên trong việc hình thành bầu khí quyển hành tinh của chúng ta.

Nếu không có thực vật, Trái đất của chúng ta khó lòng có thể có được bầu không khí dễ thở như thế này được.

Nhưng hóa ra thực vật đã không tự đến một mình mà với sự giúp đỡ của một hình thức sống kỳ lạ nhất trên hành tinh chúng ta: loài nấm.

Trái đất được hình thành cách đây 4,6 tỷ năm trước hầu như không có bầu khí quyển. Rồi khi Trái đất lạnh dần, bầu khí quyển bắt đầu hình thành từ hydrogen sulfide, khí metan và carbon dioxide – môi trường rất độc hại với con người.

Sau đó, hành tinh này đã trở nên đủ lạnh để cho phép sự hiện diện của nước, và đi cùng với đó là sự xuất hiện của cyanobacteria để bắt đầu quá trình chuyển đổi bầu khí quyển thành một lớp bao quanh Trái đất giàu oxy.

Nhưng chỉ đến khi có sự tiến hoá của các loài thực vật trên cạn, bầu khí quyển mới trở nên đủ phong phú để thúc đẩy sự sống của các loài động vật trên Trái đất cách đây khoảng 400 – 500 triệu năm trước.

Tuy nhiên, những thực vật đầu tiên vẫn chưa đủ tiến hóa tới mức để có thể tự hoạt động một mình.

Chúng vẫn chưa phát triển rễ hoặc hệ thống mạch nhựa như cây trồng ngày nay. Thay vào đó, cũng như mối quan hệ cộng sinh giữa thực vật và nấm ngày nay, nấm ở đất chuyển photpho từ lớp đá tới cây, qua đó thúc đẩy quá trình quang hợp cho cây.

“Sự quang hợp bởi thực vật đất liền chịu trách nhiệm cung cấp cho khoảng một nửa lượng oxy trên Trái đất. Nó cần photpho, nhưng hiện tại chúng ta vẫn chưa hiểu rõ nguồn cung cấp chất dinh dưỡng này đối với thực vật hoạt động như thế nào.” – Benjamin Mills – nhà nghiên cứu mô hình hóa sinh học trong nhóm nghiên cứu cho biết.

Ông nói thêm: “Các kết quả cho thấy, dữ liệu tương tác ở nấm tạo ra một bước tiến quan trọng giúp ta hiểu biết về sự phát triển sớm của Trái đất. Công trình của chúng tôi cho thấy tầm quan trọng của nấm trong việc tạo ra một bầu không khí chứa oxy.”

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng thực nghiệm trên nấm cổ. Qua đó, họ xác định được rằng một số cây nấm dẫn sự trao đổi chất photpho – carbon ở mức độ khác nhau, dẫn đến ảnh hưởng đến việc sản xuất oxy của thực vật.

Nấm đã tồn tại từ rất lâu, có thể trước cả các loài thực vật và giữa chúng đã hình thành một mối quan hệ cộng sinh từ đầu.

Sau nghiên cứu này, chúng ta sẽ dành sự tôn trọng nhất định cho nấm trong quá trình phát triển các loài thực vật trên Trái đất.

Xem thêm:

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Nếu bạn là người say mê về nông nghiệp và phát triển bền vững trong nông nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng tìm hiểu về một vài nghiên cứu của các nhà khoa học dưới đây. Nhưng cũng có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thông tin thú vị nào đó? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 Nghiên cứu mới nhất về Khoa học cây trồng được công bố trong năm 2017 vừa qua.

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Các nhà khoa học tại Bangladesh đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen đầu tiên nhằm giải quyết bài toàn mà nông dân nước này đang gặp phải trong quá trình thu hoạch.

Ngô biến đổi gen  – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngô biến đổi gen – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngày 19 tháng 12 năm 2018, CropLife Việt Nam và Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức chương trình thăm quan tổng kết mô hình trình diễn các giống ngô mới và hội thảo “Phát triển giống ngô chuyển gen nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững” tại tỉnh Thái Nguyên.