TIN MỚI
Trang chủ / Bảo Vệ Thực Vật / Sự thực về những cây cọ biết đi ở Ecuador

Sự thực về những cây cọ biết đi ở Ecuador

Hiện tượng cây cọ có thể đi 20m mỗi năm dọc theo nền rừng ở Ecuador có thể chỉ là giai thoại do các hướng dẫn viên dựng lên để thu hút du khách.

Theo BBC, những cây cọ hiếm mang tên Socratea exorrhiza có thể mọc rễ mới và chậm rãi dịch chuyển xuyên qua cánh rừng sang nơi đất tốt hơn. Loài cây di động này có thể di chuyển khoảng 20m mỗi năm.

su thuc ve nhung cay co biet di o ecuador
Cây cọ Socratea exorrhiza có bộ rễ lớn nhô cao khỏi mặt đất. (Ảnh: BBC).

Tuy nhiên, theo nghiên cứu công bố năm 2005 của nhà sinh vật học Gerardo Avalos, những cái cây đôi khi sản sinh rễ mới, nhưng chúng bám chặt vào mặt đất. Việc mọc rễ mới không có nghĩa chiếc cây sử dụng nó để di chuyển xung quanh.

“Nghiên cứu của tôi chứng minh hiện tượng cây cọ biết đi chỉ là giai thoại. Việc cây cọ có thể lần theo sự thay đổi ánh sáng vòm bằng cách di chuyển chậm rãi qua nền rừng là giai thoại thú vị mà các hướng dẫn viên du lịch thường kể cho du khách đến thăm rừng mưa”, Live Science dẫn lời Avalos.

Sự nhầm lẫn về khả năng di chuyển của cây cọ đến từ hệ rễ độc đáo của cây.Không giống như những cây có rễ nằm hoàn toàn dưới lòng đất, cây cọ biết đi có hệ thống rễ nhô cao từ gần cuối thân. Đặc điểm này khiến cho cây trông giống một chiếc chổi dựng thằng đứng hơn là cây thường. Theo thời gian, khi đất xói mòn, một số chiếc rễ chết đi và rễ mới mọc ra. Mọi bằng chứng đều chỉ ra rễ mới không thực sự dịch chuyển vị trí cây và hiện tượng cây cọ biết đi chưa từng được quay lại.

su thuc ve nhung cay co biet di o ecuador 2
Sự nhầm lẫn về khả năng di chuyển của cây cọ đến từ hệ rễ độc đáo của cây.

Trong tự nhiên, nhiều loài cây thực sự có thể cử động. Ví dụ, cây bắt ruồi ăn côn trùng nhỏ bằng cách gập đôi thân hoặc cây trinh nữ (Mimosa pubica) có thể cuộn lại khi bị chạm vào.

Theo: VnExpress

Xem thêm:

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Nếu bạn là người say mê về nông nghiệp và phát triển bền vững trong nông nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng tìm hiểu về một vài nghiên cứu của các nhà khoa học dưới đây. Nhưng cũng có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thông tin thú vị nào đó? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 Nghiên cứu mới nhất về Khoa học cây trồng được công bố trong năm 2017 vừa qua.

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Các nhà khoa học tại Bangladesh đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen đầu tiên nhằm giải quyết bài toàn mà nông dân nước này đang gặp phải trong quá trình thu hoạch.

Ngô biến đổi gen  – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngô biến đổi gen – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngày 19 tháng 12 năm 2018, CropLife Việt Nam và Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức chương trình thăm quan tổng kết mô hình trình diễn các giống ngô mới và hội thảo “Phát triển giống ngô chuyển gen nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững” tại tỉnh Thái Nguyên.