TIN MỚI
Trang chủ / Công Nghệ Sinh Học / Các nhà khoa học làm gì để hồi sinh loài khủng long?

Các nhà khoa học làm gì để hồi sinh loài khủng long?

Việc hồi sinh loài khủng long là điều vô cùng khó khăn và không giống với những gì chúng ta đã thấy trong phim.

Làm thế nào để đưa loài khủng long trở về từ cõi chết?

Trong bộ phim Jurassic World mới ra mắt, chúng ta được thấy các nhà khoa học hồi sinh một loài động vật đã tuyệt chủng bằng cách xây dựng lại chuỗi gen từ các mẫu hóa thạch. Câu chuyện nghe có vẻ như chỉ có trong phim, nhưng với sự phát triển của khoa học và đặc biệt là kỹ thuật di truyền khiến cho việc hồi sinh một loài động vật đã bị tuyệt chủng có thể trở thành hiện thực. Ngay cả khi loài động vật đó là khủng long, kẻ đã từng thống trị Trái đất trước con người.

Các nhà khoa học đã tiến gần hơn đến việc hồi sinh một loài động vật đã bị tuyệt chủng khác, đó chính là voi ma-mút. Các nhà khoa học đã xây dựng lại thành công bộ gen của loài voi ma-mút, bằng những mẫu hóa thạch được bảo quản rất tốt trong lớp băng tuyết dày. Nhờ đó mà họ đã tìm ra được mẫu máu được coi là hoàn hảo nhất.

cac nha khoa hoc lam gi de hoi sinh loai khung long
Liệu con người có thể hồi sinh loài động vật này?

Do đó, việc hồi sinh loài khủng long dựa trên việc khôi phục lại bộ gen của chúng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên nó sẽ không giống với những gì chúng ta thấy trong bộ phim Jurassic Park hay Jurassic World. Các nhà làm phim chỉ đang cố gằng để cho cốt truyện có tính logic và khoa học một chút. Nhưng trên thực tế để hồi sinh loài khủng long sẽ cần những phương pháp khác.

Bắt đầu từ chuỗi ADN

Để có thể hồi sinh một con khủng long, bắt buộc chúng ta cần có chuỗi ADN của nó. Tuy nhiên mọi chuyện không đơn giản như lấy mẫu máu của khủng long bên trong một con muỗi được bảo quản dưới dạng hóa thạch hổ phách. Câu chuyện trong phim là không có cơ sở khoa học và được các nhà làm phim dựng lên giúp cốt truyện nghe có vẻ hợp lý.

cac nha khoa hoc lam gi de hoi sinh loai khung long 2
ADN không thể tồn tại quá lâu, do đó việc tìm ra ADN từ các hóa thạch này là điều rất khó khăn.

Trên thực tế thì để có được mẫu ADN của loài khủng long có hai cách, một là từ mẫu hóa thạch xương khủng long và hai là từ các mẫu ADN của những loài tiến hóa sau này.

Các nhà khoa học đang tiến khá gần với cách đầu tiên, khi mà mới đây một phát hiện vô cùng quan trọng đã được công bố. Đó là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm được mẫu máu của khủng long từ hóa thạch, mặc dù mẫu máu này chưa hoàn thiện. Và các nhà khoa học vẫn chưa lấy được ADN của loài khủng long từ mẫu máu này.

Với cách thứ hai, chuỗi ADN của khủng long có thể được xây dựng lại từ những loài thuộc chuỗi tiến hóa sau này. Điển hình là loài chim, loài vật được coi là hậu duệ của khủng long. Các nhà khoa học sẽ phải dựa trên mẫu ADN của loài chim, sau đó xây dựng lại các gen này dựa trên việc giữ lại các gen của khủng long còn xót lại và thay thế các gen đã tiến hóa.

cac nha khoa hoc lam gi de hoi sinh loai khung long 3
Các nhà khoa học đã tìm ra gen quy định sự tiến hóa từ khủng long thành chim.

Đầu năm nay, các nhà khoa học đã tìm ra gen quy định sự tiến hóa từ miệng khủng long thành mỏ của loài chim. Mà từ đó, họ có thể tái tạo lại phần đầu của loài khủng long dựa trên việc thay đổi bộ gen của loài chim. Một bước tiến lớn giúp chúng ta có thêm hy vọng hồi sinh loài khủng long.

Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều việc để làm, vì sẽ rất khó để có thể xây dựng bộ gen hoàn chỉnh của loài khủng long. Khác với voi ma-mút do các mẫu hóa thạch của loài này được bảo quản rất tốt trong điều kiện nhiệt độ rất thấp của băng tuyết.

Sử dụng gen của các loài động vật khác

Đây chính là cách mà các nhà khoa học trong Jurassic World đã sử dụng để bù đắp vào những chỗ còn thiếu trong chuỗi ADN của loài khủng long. Sử dụng gen của một số loài động vật khác không phải điều quá viễn tưởng, tuy nhiên cũng không hề dễ dàng.

cac nha khoa hoc lam gi de hoi sinh loai khung long 4
Kết hợp gen của các loài này không phải điều đơn giản.

Không phải sử dụng gen của loài động vật nào cũng có thể ghép vào chuỗi ADN của loài khủng long mà chúng ta muốn hồi sinh. Trong phim chúng ta thấy rằngcon khủng long Indominus rex có những khả năng đặc biệt như ngụy trang hay thay đổi thân nhiệt, dựa trên việc cấy ghép gen của một số loài động vật kháccó những khả năng này.

Tuy nhiên điều đó là rất khó để xảy ra, các nhà khoa học cho rằng việc sử dụng gen của một số loài bò sát sẽ là hợp lý hơn để bù đắp vào những chỗ còn thiếu của chuỗi ADN khủng long. Tuy nhiên chúng ta sẽ không bao giờ tạo ra được một con khủng long hoàn chỉnh giống như tự nhiên đã từng làm cách đây hàng chục triệu năm.

Sau khi có chuỗi ADN hoàn thiện

Giả sử như bằng một cách nào đó chúng ta khôi phục được chuỗi ADN hoàn thiện nhất của một loài khủng long. Vậy công việc tiếp theo là gì? Đó là tìm một loài vật có khả năng để làm một con “khủng long mẹ”.

Kỹ thuật nhân bản hiện nay thay thế phôi và vật liệu di truyền trong một tế bào trứng bằng phôi mà các nhà khoa học tạo ra dựa trên ADN đã có. Sau đó, tế bào trứng này sẽ được đưa vào cơ thể của một con cái, quá trình phát triển sau đó giống như phôi tự nhiên.

cac nha khoa hoc lam gi de hoi sinh loai khung long 5
Chúng ta cần một con “khủng long mẹ” để có thể tạo ra một thế hệ khủng long mới.

Tuy nhiên chúng ta không có một con khủng long mẹ để có thể cấy tế bào trứng nhân tạo vào bên trong nó. Trong phim, các nhà khoa học cấy bộ gen vào tế bào trứng của đà điểu, mặc dù loài chim là hậu duệ của khủng long nhưng điều đó cũng không khả thi.

Đối với loài voi ma-mút, các nhà khoa học có thể cấy tế bào trứng vào trong một con voi châu Á hiện nay. Vì chúng cùng thuộc một loài, mặc dù tỷ lệ thành công không phải là 100%.

Do đó, đây là khâu khó nhất trong quá trình hồi sinh một loài khủng long. Các nhà khoa học chưa thể tìm được loài động vật nào đủ điều kiện để có thể cấy tế bào trứng vào trong cơ thể nó. Vì các tế bào này sau khi được cấy vào bên trong cơ thể của loài vật đó, sẽ tiếp tục trải qua một quá trình phát triển chịu ảnh hưởng của các ty lạp thể. Khiến cho tế bào trứng có những đặc điểm di truyền của con mẹ.

Tạm kết

Như vậy, việc hồi sinh loài khủng long là điều vô cùng khó khăn và không giống với những gì chúng ta đã thấy trong phim. Ngay cả khi đã khôi phục được chuỗi ADN hoàn thiện của khủng long, nó cũng chỉ giúp các nhà khoa học hiểu thêm về loài động vật này chứ chưa phải điều kiện đủ để đưa chúng trở về từ cõi chết.

Tuy nhiên đó cũng có thể là điều may mắn, vì việc hồi sinh một loài động vật đã tuyệt chủng có thể gây ra rất nhiều vấn đề mà chúng ta không lường trước, chưa kể đến vấn đề đạo đức khi nhân bản các loài động vật. Mặc dù vậy, nghiên cứu các hóa thạch khủng long vẫn là một công việc thú vị và quan trọng đối với các nhà khảo cổ. Không chỉ hướng về tương lai, mà chúng ta còn cần phải biết quá khứ đã diễn ra như thế nào. Làm sao để trả lời cho câu hỏi vũ trụ và con người đã được hình thành như thế nào?

Theo: GenK

Xem thêm:

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Nếu bạn là người say mê về nông nghiệp và phát triển bền vững trong nông nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng tìm hiểu về một vài nghiên cứu của các nhà khoa học dưới đây. Nhưng cũng có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thông tin thú vị nào đó? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 Nghiên cứu mới nhất về Khoa học cây trồng được công bố trong năm 2017 vừa qua.

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Các nhà khoa học tại Bangladesh đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen đầu tiên nhằm giải quyết bài toàn mà nông dân nước này đang gặp phải trong quá trình thu hoạch.

Ngô biến đổi gen  – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngô biến đổi gen – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngày 19 tháng 12 năm 2018, CropLife Việt Nam và Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức chương trình thăm quan tổng kết mô hình trình diễn các giống ngô mới và hội thảo “Phát triển giống ngô chuyển gen nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững” tại tỉnh Thái Nguyên.