TIN MỚI
Trang chủ / Tin tức / Canh tác Bền vững, chỉ cần Đất khoẻ

Canh tác Bền vững, chỉ cần Đất khoẻ

Đất giàu dinh dưỡng và khoẻ mạnh là yếu tố quan trọng của mỗi nền nông nghiệp giúp cung cấp nguồn lương thực bền vững. Cây trồng công nghệ sinh học và các sản phẩm bảo vệ thực vật hỗ trợ cải thiện đất trồng của nông dân, tạo cơ hội giúp nông dân thực hành phương pháp canh tác nông nghiệp hiện đại.

Nhờ ứng dụng phương pháp canh tác bảo tồn đất và canh tác không cày đất đã ngăn ngừa phát thải 10% lượng khí thải CO2 ra không khí, tương ứng với việc giảm 1 chiếc ô tô hoạt động trên đường phố London trong vòng 5 năm.

Cùng tìm hiểu về cấu trúc của các tầng đất và hiểu thêm về cây trồng công nghệ sinh học và bảo vệ thực vật đã hỗ trợ cải thiện, nuôi dưỡng đất giàu dinh dưỡng và khoẻ mạnh như thế nào nhé!

1. Cây trồng công nghệ sinh học
Các loại cây trồng ứng dụng công nghệ sinh học giúp kháng thuốc trừ cỏ, khi được sử dụng đúng cách sẽ giúp nông dân loại bỏ các loại cỏ dại một cách dễ dàng. Kỹ thuật làm đất để kiểm soát cỏ dại hoặc chuẩn bị đất để trồng trọt theo phương thức truyền thống có thể làm cho lớp đất bề mặt bị mất đi dinh dưỡng hoặc cứng lại.
Với những ứng dụng kỹ thuật hiện đại này, nông dân có thể áp dụng biện pháp canh tác “không cày đất”. Không cày bừa giúp giảm thiểu xói mòn, giảm phát thải khí nhà kính và tăng cường các hoạt chất hữu cơ có sẵn trong đất.

2. Bảo vệ thực vật
Các loại thuốc bảo vệ thực vật là công cụ cần thiết của hệ thống quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM) mang lại lợi ích cho đất. Bởi các loại thuốc bảo vệ thực vật có thể kiểm soát cỏ dại tốt hơn nên sẽ giúp nông dân không cần phải làm đất; không cần phải sử dụng máy kéo trên các cánh đồng nên đất bề mặt được bảo tồn và giảm xói mòn đất.

3. Tầng mặt đất (Topsoil) chứa nhiều nhất các loại dinh dưỡng và chất hữu cơ cần thiết cho cây trồng sinh trưởng. Để hình thành được 2cm tầng mặt đất mới sẽ mất tới 500 năm. 150 năm qua, trái đất đã mất đi ½ lượng đất dinh dưỡng này vì vậy để chống xói mòn, chúng ta cần biết bảo tồn và duy trì tầng mặt đất canh tác này.

4. Đất Cái (Subsoil): Với các loại cây trồng trưởng thành, bộ rễ của chúng có thể bám tới tầng đất thứ hai. Ở tầng đất này, cây trồng có thể thấm hút nước và các khoáng chất được bổ sung bằng phân bón.

5. Đất nền (Parent Material): Lớp đất thứ ba này có thể dày hoặc mỏng phụ thuộc vào địa lý và không chứa các chất hữu cơ. Rễ của các loại cây trồng có thể không bám sâu trực tiếp tới tầng đất này nhưng đây vẫn là tầng đất quan trọng trong thành phần tổng thể cấu tạo đất

6. Tầng đá mẹ (Bedrock): – Đây là tầng lõi – cung cấp khoáng và các chất vô cơ cho đất giúp cây trồng phát triển. Tầng đá mẹ có thể dày hàng kilo mét sâu vào trong lòng trái đất. Đây là tầng đất sâu nhất hình thành các lớp đất giàu dưỡng chất và đa dạng phía trên. Một cơn chấn động lõi địa cầu như động đất có thể đẩy tầng đá mẹ lên mặt đất. Khi tầng đá mẹ được tiếp xúc với gió mưa, không khí, sẽ tiếp tục biến chuyển thành đất nền. Quy trình tạo ra đất lại tiếp tục được tiếp diễn.

Nguồn: American Chemical Society

Xem thêm:

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Nếu bạn là người say mê về nông nghiệp và phát triển bền vững trong nông nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng tìm hiểu về một vài nghiên cứu của các nhà khoa học dưới đây. Nhưng cũng có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thông tin thú vị nào đó? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 Nghiên cứu mới nhất về Khoa học cây trồng được công bố trong năm 2017 vừa qua.

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Các nhà khoa học tại Bangladesh đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen đầu tiên nhằm giải quyết bài toàn mà nông dân nước này đang gặp phải trong quá trình thu hoạch.

Ngô biến đổi gen  – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngô biến đổi gen – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngày 19 tháng 12 năm 2018, CropLife Việt Nam và Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức chương trình thăm quan tổng kết mô hình trình diễn các giống ngô mới và hội thảo “Phát triển giống ngô chuyển gen nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững” tại tỉnh Thái Nguyên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *