TIN MỚI
Trang chủ / Tài Liệu / Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật thủy canh (phần 7)

Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật thủy canh (phần 7)

Trồng rau xà lách luân phiên với cà chua bằn kỹ thuật thủy canh

Khoa học thực vật: Hệ thống kỹ thuật màng dinh dưỡng truyền thống đã có được các kết quả tốt với cây cà chua, nó sẽ tốt hơn khi trồng luân phiên với rau xà lách trong trường hợp khống chế được nhiệt. Tuy nhiên cuối vụ cà chua, nếu dùng các máng kỹ thuật màng dinh dưỡng trồng rau xà lách để tránh tốn kém thì sẽ gặp khó khăn do đất đã cằn cỗi. Do vậy một hệ thống thủy canh mới dược phát minh ở Viện Công nghệ Nông nghiệp (IMAG) ở Wageningen. Trồng rau xà lách dùng bảy máng song song được đặt trên sàn nhà kính có chiều dài 3,2 m trong khi trồng cà chua chỉ sử dụng bốn máng, ba máng còn lại được chuyển sang một bên để tạo thành lối đi. Nét đặc trưng của hệ thống này là khi trồng xà lách và cà chua phải trồng theo tiêu chuẩn.

huong dan chi tiet ky thuat thuy canh phan 7

Van Os và Kuiken đã mô tả hệ thống như sau: tạo độ dốc 0,5% đến 1 % cho mặt đất, đặt ống tuần hoàn dung dịch và tiêu nước cho máng, bề mặt được phủ polyetylen trắng. Máng polypropylen đen rộng 25 cm, sâu 5 cm, dài 60 m được đặt nghiêng về phía cuối thấp hơn được nối với ống đăn nước tuần hoàn. Dung dịch dinh dưỡng được dẫn đến các đầu cao hơn bằng các ống nhỏ (đường kính 3 mm), sử dụng từng đôi một, tốc độ tưới tiêu khoảng 3 l/m2/h. Các nắp đặc biệt được làm bẳng polypropylen trắng rộng 30 cm. Sử dụng máy đo Hãng IMAG phát minh để cắt nắp đậy tạo thành các lỗ hình vuông (5×5 cm). Tạo thành hai hàng lỗ song song dọc theo mỗi nắp, các hàng có khoảng cách 20 cm, các hố cách nhau 22 cm. Rau xà lách được nhân giống trong các khay chứa than bùn hoặc vật liệu nền khác có kích thước chiều cao 5 cm và đáy 4×4 cm. Dùng máy chuyên dụng cũng của Hãng này để đặt nắp cho 3 đến 4 máng cùng một lúc. Các nắp được di chuyển về phía trước bằng tời điện. Trên máy có hai người điều khiển đặt các khay cây giống vào hố. Cây được trồng trong dung dịch có pH = 6,0 và độ dẫn điện 2,0 mS/cm. Dùng máy thu hoạch được thiết kế chuyên dụng kéo các nắp của máng khi cây đã mọc rễ trong các khay trồng.

Hệ thống cơ khí hoá cao đã được thử nghiệm ở một vài vườn ươm. Chi phí cơ bản bao gồm chi phí tạo độ xốp cho đất và thay đổi cây trồng thời vụ ngắn. Hệ thống không cần dùng metyl bromua làm chất kìm hãm sự phát triển, chất này bị cấm sử dụng ở Hà Lan và một số nước khác trong thời gian gần đây. Hơn nữa, kỹ thuật màng dinh dưỡng cho phép kiểm tra chặt chẽ việc cung cấp nitơ, do vậy đảm bảo lượng nitrat trong rau xà lách không vượt quá mức cho phép.

Ở Bỉ hệ thống cơ khí hoá trồng rau xà lách bằng kỹ thuật màng dinh dưỡng được Benoit và Ceuterman mô tả và lắp đặt. Công nghệ tương tự như hệ thống IMAG, nhưng có một số sự khác biệt trong quá trình hoạt động và phát triển. Các nắp máng được làm bằng nhôm có độ dày 1,8 mm để thay đổi lực căng giăn dễ dàng, do đó có thể xem xét lực cần thiết để kéo nắp lên và khi rau xà lách đến độ thu hoạch được đưa đến cuối nhà để thu hoạch. Các máng rộng 16 cm (hàng đơn) hoặc 30 cm (hàng đôi), dài 10 đến 12 m, độ dốc 1,5 đến 2,0%, tăng độ dốc sẽ tạo độ thoáng cho dung dịch làm dòng chảy nhanh hơn. Trong thực tế người ta bố trí dòng chảy không liên tục, nghĩa là cứ sau 4 phút cho chảy 1 phút với tốc độ 1,5 đến 2,0 l/phút và lắp đặt bể chứa lớn đến 40 m3/ha. Cây trồng được nhân giống trong các khay than bùn như trong hệ thống Dutch, trong các khay cây mọc lên qua các lỗ hình vuông ở nắp. Có thể lắp đặt sáu máng nhôm song song, mỗi máng có đáy rộng 30 cm, dài 3,2 m.

Theo quy trình công nghệ trước đây cần duy trì độ pH = 5,8 đến 6,2, độ dẫn điện của dung dịch là 2,5 đến 3,0 mS/cm, nhưng thực nghiệm cho thấy giá trị này thấp hơn nhiều: tiết trời quang đăng độ dẫn điện là 1 mS/cm, còn khi trời u ấm tăng đến 1,5 và tối đa 2 mS/cm.

Đây là kỹ thuật đòi hỏi nhiều kinh nghiệm cao, hiện nay còn đang tiếp tục nghiên cứu và phát triển, kể cả những phương pháp kiểm soát dịch bệnh, lựa chọn cây trồng, bổ sung ánh sáng và tính kinh tế của việc sử dụng triệt để nắp đậy bằng nhôm.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật thủy canh (phần 8)

Xem thêm:

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Nếu bạn là người say mê về nông nghiệp và phát triển bền vững trong nông nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng tìm hiểu về một vài nghiên cứu của các nhà khoa học dưới đây. Nhưng cũng có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thông tin thú vị nào đó? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 Nghiên cứu mới nhất về Khoa học cây trồng được công bố trong năm 2017 vừa qua.

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Các nhà khoa học tại Bangladesh đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen đầu tiên nhằm giải quyết bài toàn mà nông dân nước này đang gặp phải trong quá trình thu hoạch.

Ngô biến đổi gen  – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngô biến đổi gen – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngày 19 tháng 12 năm 2018, CropLife Việt Nam và Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức chương trình thăm quan tổng kết mô hình trình diễn các giống ngô mới và hội thảo “Phát triển giống ngô chuyển gen nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững” tại tỉnh Thái Nguyên.