TIN MỚI
Trang chủ / Tài Liệu / Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật thủy canh (phần 8)

Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật thủy canh (phần 8)

Sản xuất rau xà lách bằng kỹ thuật màng dinh dưỡng trong tương lai

Khoa hoc thuc vat: Hệ thống cơ khí hoá trồng rau xà lách liên tục đã được áp dụng trong nông nghiệp ở California, được mô tả trong tài liệu của Roger. Rau xà lách được trồng trong các cốc nhựa có chứa dung dịch dinh dưỡng tuần hoàn. Các cây trồng được bố trí theo hai dãy sao cho có thể sử dụng không gian nhà kính hiệu quả nhất.

huong dan chi tiet ky thuat thuy canh phan 8

Vào mùa thu hoạch, thiết bị ở cuối nhà kính được cuốn phần che nắng và cắt xà lách khỏi rễ. Cùng thời điểm đó người ta tiếp tục các khay cây non vào trồng trong máng. Somis đã thực hiện thí nghiệm hệ thống luân canh này với diện tích 0,3 ha để trồng rau xà lách.

Một hệ thống khác trồng rau xà lách trong nhà kính với mật độ dày đã được Morgan và Tan nghiên cứu. Câv được đặt cố định trong các hốc bằng nhựa có đường kính 3 cm cách nhau khoảng 20 cm. Các ống được bố trí thành lớp phía trên có mái che. Mỗi máng trồng cây có chiều dài 6 m đặt nghiêng với độ dốc 1 : 30 để dung dịch tuần hoàn dễ dàng.

Bố trí 12 lớp từ trên xuống, những kết quả mới đây cho thấy bố trí 6 lớp đôi là thích hợp. Cây non được đưa vào hố trồng dễ dàng, lá để chùm phía trên bề mặt của ống. Sử dụng dung dịch có độ dẫn điện 2 mS/cm và pH = 6,0 đến 6,5. Mật độ cây thích hợp là 40 cây/m2 và có khả năng thu hoạch khoảng 8 lẩn mỗi vụ. Sau mỗi lần thu hoạch rễ cây được kéo lên và đổ ra khỏi ống, sau đó ống được khử trùng bằng cách ngâm trong formandehyt khoảng 10 phút.

Xem thêm:

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Nếu bạn là người say mê về nông nghiệp và phát triển bền vững trong nông nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng tìm hiểu về một vài nghiên cứu của các nhà khoa học dưới đây. Nhưng cũng có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thông tin thú vị nào đó? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 Nghiên cứu mới nhất về Khoa học cây trồng được công bố trong năm 2017 vừa qua.

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Các nhà khoa học tại Bangladesh đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen đầu tiên nhằm giải quyết bài toàn mà nông dân nước này đang gặp phải trong quá trình thu hoạch.

Ngô biến đổi gen  – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngô biến đổi gen – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngày 19 tháng 12 năm 2018, CropLife Việt Nam và Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức chương trình thăm quan tổng kết mô hình trình diễn các giống ngô mới và hội thảo “Phát triển giống ngô chuyển gen nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững” tại tỉnh Thái Nguyên.