Khoa học thực vật: Kỹ thuật thủy canh được hiểu là kỹ thuật gieo trồng trong dung dịch không sử dụng đất hoặc chỉ sử dụng trong giai đoạn nhân giống.
Trồng ngập nước: hệ thống Gericke
Phát minh đầu tiên của Gericke là trồng rau kinh doanh không sử dụng đất, đã thu hút sự quan tâm của nhiều người trên thế giới, được thực hiện tại Trung tâm Thực nghiệm Nông nghiệp California. Điểm đặc trưng của trồng cây trong nước là cho rễ cây ngập hoàn toàn hoặc một phần trong dung dịch dinh dưỡng, có thể định kỳ thay thế hoặc tuần hoàn liên tục. Công bố đầu tiên của Gericke mô tả hệ thống máng trồng với chiều rộng xấp xỉ 0,6 m, sâu 15 cm và dài 10 m, lợp giấy dầu. Phía trên các máng chăng lưới thép phủ bạt, trong máng đổ cát dầy 1,3 cm. Máng có thể được làm bằng các vật liệu khác nhau như bêtông, thép, dược sơn phủ một lớp sơn không thấm nước, không có độc tố hoặc bàng gỗ đã được ngâm nóng trong dung dịch kiềm mạnh để loại bỏ các chất hữu cơ lạ. Luống gieo hạt sử dụng vật liệu nền như trấu, mùn cưa hoặc rong rêu, than bùn phủ lên trên. Ngoài ra, để cây non phát triển thì các luống gieo hạt phải được che ánh sáng nhằm tránh sự phát triển của tảo, tránh sự thay đổi bất thường của dung dịch cũng như để duy trì nhiệt độ thích hợp cho môi trường trồng cây.
Hệ thống Gericke đầu tiên đã được thử nghiệm kiểm tra ở một vài quốc gia và người ta đã tìm ra những điểm không phù hợp trong thực tế, nhất là vấn đề không đủ không khí trong dung dịch. Sau này Gericke đã đề xuất cải tiến hệ thống thủy canh trong đó có khoảng không giữa lớp nền và bề mặt dung dịch để tạo ra sự thoáng khí tăng sự phát triển của cây… Trong điều kiện dó cây trồng phát sinh hai loại rễ: rễ hấp thu phát triển trong dung dịch và rễ hút không khí trên bề mặt dung dịch. Qua thí nghiệm thấy xuất hiện những sự khác nhau về chức năng, quan sát hệ thống rễ trong màng dinh dưỡng thấy khác nhau về hình thái học. Trong không khí ẩm, rễ phát triển mạnh thành búi, còn dưới bề mặt dung dịch rễ phát triển chậm và ít hơn. Những công trình khác đã tìm cách khắc phục vấn đề thiếu không khí bằng cách tạo lưu thông dung dịch liên tục, kể cả biện pháp phun dung dịch.
Những cải tiến đó trong và thời gian gần đây đã được chấp nhẫn, khái niệm cơ bản ban đầu của Gericke đã có sự thay đổi. Tuy nhiên phương pháp trồng rau trong dung dịch nhằm mục dích kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn và tốn kém.
a-bể đuợc xây dựng bằng bêtông cốt thép;b- khung kim loại dạng lưới để đỡ lớp đất trồng ở phiá trên dung dịch; c-dung dịch dinh duỡng; d- khoảng không giữa đáy của lớp đất và bề mặt dung dich dinh duỡng.
Năm 1972, Sholto Douglas đưa ra đề xuất vận hành thiết bị Gericke. Khi gieo hạt trên chất nền là rác thải, mức dung dịch trong bể được tăng lên đến gần đáy tấm lưới, như vậy cung cấp nước cho chất nền bằng mao dẫn. Khi rễ
đã vươn tới dung dịch thì mực nước nên thấp hơn để sao cho chỉ khoảng một nửa chiều dài của rễ ngập trong nước, do vậy làm tăng sự thoáng khí.
Hệ thống thủy canh của Gericke chưa cải tiến đôi khi vẫn còn sử dụng ở Ba Lan. Điều quan trọng là đảm bảo có khoảng không giữa lớp chất nền và dung dịch dinh dưỡng để tạo sự thoáng khí, vì vậy không cần phải tạo tuần hoàn dung dịch. Trên lưới thép (mắt lưới 4-5 mm) người ta bố trí lớp chất nền dày 10 cm đặt bên trên dung dịch. Chất nền phải được giữ ẩm thường xuyên cho đến khi rễ vươn tới dung dịch. Cần bổ sung thêm dung dịch, một phần qua chất nền và một phần trực tiếp vào bể.
Công nghệ trồng cây của Gericke được xem như là ví dụ trồng ngập nước, nó cũng có thể được xem là hệ thống kết hợp cả trồng nước và trồng trên chất nền. Do lưới được gắn cố định trên bề mặt dung dịch nên nền gieo hạt thường bằng rơm, than bùn hoặc đất. Withrow cùng cộng sự đã chỉ ra rằng, hệ thống rễ thứ hai thường phát triển trong lớp chất nền này. Went phân biệt giữa thủy canh (tức là hệ thống Gericke) và trồng cây dưới nước truyền thống và kết luận rằng, sự hình thành rễ trong luống gieo hạt của hệ thống Gericke là quan trọng đối với sự phát triển của cây cà chua.