TIN MỚI
Trang chủ / Tin tức & Xu Hướng / Loài nấm có tới hơn 23.000 giới tính, bạn sẽ phải giật mình về cách giao phối của chúng

Loài nấm có tới hơn 23.000 giới tính, bạn sẽ phải giật mình về cách giao phối của chúng

Loài nấm cũng có giới tính riêng của chúng, và đây là loài nấm khiến cả thế giới ngạc nhiên với hơn 23.000 giới tính. Bạn có thắc mắc chúng sẽ giao phối như thế nào để tạo ra thế hệ sau?

Có thể nhiều người chưa biết rằng loài nấm cũng có giới tính. Tuy nhiên, đối với những cây nấm, chúng không cần tuân theo một cấu trúc giới tính nhất định. Con người có giới tính nam, nữ. Còn số lượng giới tính của mỗi cây nấm sẽ khiến chúng ta không khỏi bất ngờ.

Loài nấm này có tên khoa học là Schizophyllum, hay còn được gọi tắt là “schizo”. Chúng mọc tập trung ở các vùng Đông Ấn, Thái Lan, Ấn Độ, Madagascar và Nigeria. Người ta còn dùng nó làm thực phẩm.

Tuy nhiên, nhiều cuốn sách của các nước phương Tây thì lại ghi rằng chúng là loài nấm “không ăn được”. Loài nấm này còn được con người sử dụng trong y học với mục đích chống lại một số loại virus.

Nấm Schizophyllum này nghe có vẻ thông thường như rất nhiều loài nấm khác trong tự nhiên. Tuy nhiên, chẳng ai có thể nghĩ rằng một cây nấm trắng nhỏ bé như vậy lại có tới hơn 23.000 giới tính.

Trong tự nhiên, đa số các loài sinh ra đều bị giới hạn về giới tính, bởi mỗi loài cần có sự tương thích về giới tính để phục vụ việc sinh sản. Điều đó có thể hiểu như giữa con đực và con cái có sự tương thích để tạo ra được thế hệ tiếp theo của chúng. Ấy vậy mà giới tính của loài nấm Schizophyllum lại dường như không có giới hạn.

Việc giao phối của loài nấm Schizophyllum không phức tạp như đa số các loài trong tự nhiên. Chúng ta có thể hiểu rằng giao phối chỉ là một quá trình hợp nhất của hai tế bào, nơi mà DNA của chúng có thể kết hợp với nhau. Nấm Schizophyllum cũng sản xuất ra những tế bào sinh sản, tuy nhiên những tế bào này lại được truyền đi một cách trực tiếp. Thật ngạc nhiên là chúng chỉ cần chạm vào nhau là quá trình giao phối có thể bắt đầu. Thật may là con người không có khả năng ấy, nếu không dân số của chúng ta thực sự có thể bị bùng nổ không kiểm soát.

Chỉ cần chạm vào nhau là quá trình giao phối của chúng bắt đầu.

Tất cả quá trình giao phối của chúng được điều khiển bởi hai gen có trong hai nhiễm sắc thể khác nhau. Về cơ bản, cả hai đối tượng trong một cuộc giao phối đều kiểm soát việc phát ra kích thích tố pheromones. Pheromones là một chất mà nhiều loài sinh vật sử dụng để tác động đến hành vi của một sinh vật khác. Đây chính là cách mà loài nấm Schizophyllum sử dụng để thực hiện quá trình giao phối. Khi pheromones và thụ thể của nó tương ứng với nhau thì quá trình giao phối có thể bắt đầu và ngược lại, nếu không tương thích, quá trình ấy không thể diễn ra.

Loài nấm Schizophyllum có thể giao phối với đa số các thành viên trong loài của nó và người ta vẫn chưa thể giải thích tại sao lại có quá nhiều sự tương thích trong một loài đến vậy.

Chính nhờ có tới hơn 23.000 giới tính cùng với sự tương thích trong giao phối với đa số thành viên trong loài mà số lượng của loài nấm Schizophyllum đang không ngừng lớn mạnh trong thế giới tự nhiên.

Xem thêm:

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Nếu bạn là người say mê về nông nghiệp và phát triển bền vững trong nông nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng tìm hiểu về một vài nghiên cứu của các nhà khoa học dưới đây. Nhưng cũng có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thông tin thú vị nào đó? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 Nghiên cứu mới nhất về Khoa học cây trồng được công bố trong năm 2017 vừa qua.

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Các nhà khoa học tại Bangladesh đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen đầu tiên nhằm giải quyết bài toàn mà nông dân nước này đang gặp phải trong quá trình thu hoạch.

Ngô biến đổi gen  – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngô biến đổi gen – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngày 19 tháng 12 năm 2018, CropLife Việt Nam và Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức chương trình thăm quan tổng kết mô hình trình diễn các giống ngô mới và hội thảo “Phát triển giống ngô chuyển gen nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững” tại tỉnh Thái Nguyên.