TIN MỚI
Trang chủ / Thông tin báo chí / Sự thật và Nhầm tưởng về Thực phẩm hữu cơ

Sự thật và Nhầm tưởng về Thực phẩm hữu cơ

Ngày nay, thực phẩm hữu cơ có mặt ở khắp mọi nơi, từ các khu chợ địa phương cho đến các siêu thị hay các cửa hàng lớn. Từ khía cạnh nông nghiệp và sức khỏe, đây là một trào lưu tích cực, giúp người tiêu dùng cảm thấy được trao quyền lựa chọn loại thực phẩm phù hợp cho gia đình.

Tuy nhiên, giống như bất cứ trào lưu nào, có rất nhiều sự thật và nhầm tưởng về các sản phẩm được nhãn dán “hữu cơ” dễ khiến chúng ta bối rối. Bài viết này sẽ đưa ra một số khía cạnh thường gây băn khoăn về thực phẩm hữu cơ nhằm mang đến cái nhìn minh bạch hơn cho bạn đọc.

Sự thật và Nhầm tưởng về Thực phẩm hữu cơ
Sự thật và Nhầm tưởng về Thực phẩm hữu cơ – Ảnh minh họa

Sự thật: Thuốc bảo vệ thực vật là một sản phẩm hợp pháp, nhưng không có nghĩa chúng hoàn toàn an toàn

Một thứ gì đó là hợp pháp không có nghĩa nó hoàn toàn vô hại. Trong mọi quy định luật pháp về An toàn Thực phẩm trong đó có các quy định liên quan tới thuốc BVTV đều đưa ra các quy định về định lượng thuốc trừ sâu được phép sử dụng; tiêu chuẩn về độ an toàn mà thuốc BVTV cần có, “mức định lượng vừa đủ để không gây ra rủi ro”. Mức độ này không có nghĩa là hoàn toàn không có rủi ro. Và khi cân nhắc tới việc có rất ít nghiên cứu dài hơi về tác hại của thuốc trừ sâu được công bố, sự thật là chúng ta chưa lường hết được các tác động của việc tiếp xúc, hấp thụ liên tục thuốc trừ sâu đối với cơ thể con người.

Nhầm tưởng: Tất cả thực phẩm hữu cơ được dán nhãn như nhau

Sự khác biệt giữa “hữu cơ” và “được làm từ nguyên liệu hữu cơ” là khá lớn. Tại Hoa Kỳ, đối với thực phẩm được đóng gói, để được dán nhãn “hữu cơ” thì 95% các thành phần của nó phải là hữu cơ (điều này có nghĩa là vẫn có một tỷ lệ thuốc trừ sâu trong sản phẩm). Còn nếu bạn thấy một sản phẩm có ghi “làm từ nguyên liệu hữu cơ” thì có nghĩa là chỉ 70% các nguyên liệu trong đó là hữu cơ.

Sự thật: Thuốc trừ sâu hữu cơ cũng có thể gây nguy hiểm

Một số loại thuốc BVTV “tự nhiên” được cho là an toàn dưới nhãn dán hữu cơ lại có thể không thực sự là an toàn khi tiêu thụ; trong một số trường hợp có thể nguy hiểm như các thuốc BVTV không-hữu cơ (thuốc BVTV hoá học). Sự thật là, không có đủ thông tin xác thực để đánh giá thuốc BVTV như thế nào là tuyệt đối “an toàn”.

Nhầm tưởng: Nhãn dán “hữu cơ” là cách duy nhất để đảm bảo sản phẩm không có thuốc trừ sâu

Nhãn dán “hữu cơ” là cách thức tốt nhất đảm bảo thực phẩm được trồng một cách hữu cơ, tuy nhiên việc dán nhãn có thể quá đắt đỏ đối với các nông hộ và nhà sản xuất nhỏ. Nếu bạn mua thực phẩm từ một nông trại địa phương, cửa hàng thực phẩm hoặc công ty địa phương mà không có nhãn dán “hữu cơ”, điều này không có nghĩa người nông dân không ứng dụng các kỹ thuật canh tác không sử dụng thuốc trừ sâu.

Đừng ngại tự tìm hiểu, thậm chí liên hệ với nhà sản xuất và hỏi họ về phương thức gieo trồng. Thậm chí, đôi khi các công ty đã thành lập còn phải chờ một thời gian trước khi nhãn dán “hữu cơ” của họ được chính thức thông qua.

Sự thật: Canh tác hữu cơ không phải lúc nào cũng tốt cho môi trường

Trong khi các phương thức canh tác hữu cơ truyền thống, ví dụ như luân canh, thực sự tốt cho trái đất thì còn có một số ngoại lệ. Nếu bạn mua loại thực phẩm hữu cơ đã được vận chuyển nửa vòng trái đất, thì một lượng lớn nhiên liệu vẫn được sử dụng. Bên cạnh đó, không phải lúc nào bạn cũng nắm được điều kiện canh tác ở các nông trại cụ thể. Những thực phẩm này cũng có thể bị phơi nhiễm với hoá chất trong quá trình vận chuyển.

Kết luận: Mua sản phẩm địa phương, theo mùa và rõ nguồn gốc

Nếu thực phẩm “hữu cơ” không hoàn toàn có nghĩa là không sử dụng thuốc trừ sâu, và nếu thực phẩm từ những trang trại nhỏ có thể không được dán nhãn hữu cơ mặc dù chúng được trồng “một cách hữu cơ”, những người tiêu dùng thông thái cần làm gì? Hãy mua tại địa phương, theo mùa vụ và có nguồn gốc rõ ràng.

Bên cạnh lựa chọn các thực phẩm hữu cơ, việc tiêu dùng theo mùa vụ cũng rất quan trọng. Khi ăn thực phẩm đúng mùa vụ, bạn đang giảm bớt lượng nhiên liệu cần sử dụng để vận chuyển thực phẩm. Và bằng việc mua thực phẩm tại địa phương, bạn gần như được đảm bảo có được trái cây và rau củ được trồng một cách cẩn thận. Và cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, hãy chắc chắn các công ty và nông trại bạn mua thực phẩm có quy trình, nguồn gốc rõ ràng để bạn dễ dàng giám sát khi cần thiết.

Xem thêm:

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Nếu bạn là người say mê về nông nghiệp và phát triển bền vững trong nông nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng tìm hiểu về một vài nghiên cứu của các nhà khoa học dưới đây. Nhưng cũng có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thông tin thú vị nào đó? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 Nghiên cứu mới nhất về Khoa học cây trồng được công bố trong năm 2017 vừa qua.

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Các nhà khoa học tại Bangladesh đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen đầu tiên nhằm giải quyết bài toàn mà nông dân nước này đang gặp phải trong quá trình thu hoạch.

CropLife đánh giá cao sự ủng hộ của các chính phủ cho Tuyên bố quốc tế về Ứng dụng CNSH chính xác trong Nông nghiệp

CropLife đánh giá cao sự ủng hộ của các chính phủ cho Tuyên bố quốc tế về Ứng dụng CNSH chính xác trong Nông nghiệp

Hiệp hội CropLife Quốc tế hoan nghênh Tuyên bố Quốc tế Chung về Ứng dụng Công nghệ Sinh học Chính xác (Precision Biotechnology) trong Nông nghiệp, hiện đang được ủng hộ bởi 14 quốc gia và tổ chức quốc tế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *