TIN MỚI
Trang chủ / Thông tin báo chí / Nông dân thực sự nhận được gì khi trồng cây hữu cơ?

Nông dân thực sự nhận được gì khi trồng cây hữu cơ?

Lý do tại sao? Đó là bởi sâu bệnh không phân biệt đối xử giữa các loại cây trồng. Dù có một số phương pháp người nông dân có thể sử dụng để giảm nhẹ áp lực sâu bệnh, nhưng cuối cùng, họ vẫn phải chiến đấu với 30.000 loài cỏ dại và 10.000 loại sâu bệnh. Côn trùng không bay tới một cánh đồng và nói rằng: “Ồ, cánh đồng này là cánh đồng hữu cơ! Chúng ta không thể vào đây”. Côn trùng sẽ làm bất cứ điều gì chúng muốn để tàn phá ruộng của bạn. Nếu chúng ta thấy các loại nông sản ngon, sâu bệnh cũng vậy!

Image by Michelle Miller
Image by Michelle Miller

Và những con côn trùng này còn rất hung dữ. Tuần trước tôi đã tới khoa côn trùng học thuộc Đại học Quốc gia Michigan nói chuyện với tiến sĩ Larry Gut, John Pote và Matt Grieshop. Họ đã giải thích những nghiên cứu khác nhau về phương thức giảm nhẹ áp lực sâu bệnh, và nó thật sự thú vị!

Áp lực sâu bệnh tại khu vực Michigan có thể cao hơn so với các khu vực khác tại Hoa Kỳ. Khí hậu tại đây nhiều mưa, nhiều gió, không khí ẩm ướt đến từ hồ và loại đất cũng khác, tạo điều kiện cho nhiều loại sâu bệnh phát triển như bệnh ghẻ vảy trên táo, bệnh bạc lá, cũng như côn trùng như bọ xít đốm nâu và ruồi giấm cánh đốm. Đây thậm chí còn là vấn đề đe doạ tới loài hươu, các loài gặm nhấm cũng như loài có vú khác sinh sống tại vườn quả.

Liệu chúng ta có muốn loại bỏ, giảm bớt áp lực sâu bệnh cũng như việc sử dụng hoá chất tại các vườn quả? Tất nhiên là chúng ta muốn, đặc biệt là những người nông dân! Ngày qua ngày họ phải bỏ rất nhiều chi phí để phun thuốc, bị phơi nhiễm, bị căng thẳng. Nhưng áp lực sâu bệnh vẫn khiến trung bình một vườn táo hữu cơ phải phun thuốc nhiều hơn 32 lần trong mùa sinh trưởng, theo các chuyên gia tại Michigan. Ba mươi hai lần! Lý do chủ yếu bởi các thuốc trừ sâu hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên thường không đủ hiệu quả. Đồng sunphat là một sản phẩm phổ biến được sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ, nhưng nó thậm chí còn độc hại hơn rất nhiều sản phẩm thuốc BVTV hoá học không được dùng trong sản xuất hữu cơ. Tuy nhiên, chỉ vì tính “tự nhiên” mà đồng sunphat vẫn được cho phép sử dụng.

Điều này có nghĩa là đúng, các nông trại hữu cơ đôi khi sử dụng nhiều thuốc trừ sâu hoá học hơn so với các nông trại không-hữu cơ, nhưng việc phun thuốc có thể bảo vệ hoặc tàn phá toàn bộ cây trồng của họ. Các chuyên gia tại Michigan vẫn đang tiếp tục cố gắng cải tiến phương pháp nhằm giảm bớt những loại sâu bệnh khó chịu này. Họ sử dụng phương thức can thiệp vào hành vi giao phối của côn trùng, tạo ra những con cái “giả”, tiết pheromone (mùi hương hấp dẫn bạn tình) vào không khí, khiến các con côn trùng bay tới một khu vực nhất định và bị tóm gọn. Với phương pháp này, họ đã có thể bắt được hơn 100.000 con bọ!

Một điểm nữa là, khi các phương pháp giảm áp lực sâu bệnh mới được sử dụng một cách phổ biến hơn, cả người nông dân hữu cơ và không-hữu cơ đều có thể ứng dụng được. Các công cụ chỉ bị giới hạn trong canh tác hữu cơ, còn nông nghiệp không-hữu cơ thì không như vậy. Người nông dân trồng táo truyền thống có thể tiếp cận được tới tất cả phương pháp, sản phẩm hiện có. Một vài loại thuốc trừ nấm được phép dùng tại cả cánh đồng hữu cơ và truyền thống. Nhưng để giữ nhãn dán hữu cơ, các nhà khoa học sẽ phải thay đổi làm mất đi hoạt tính một số thành phần trong thuốc được sử dụng tại cánh đồng hữu cơ. Nói chung, hữu cơ là một cái mác marketing và phải được gắn với một bộ nhất định các phương pháp canh tác, do đó đòi hỏi nhiều công việc giấy tờ hơn.

Việc sử dụng thuốc trừ sâu đôi khi nghe có vẻ đáng sợ, nhưng điều quan trọng cần ghi nhớ là liều lượng mới gây ra độc hại, và thuốc trừ sâu đã được kiểm định độ an toàn trong vòng 18 năm, theo một nhà khoa học tại Michigan. Thuốc trừ sâu được quản lý cực kỳ gắt gao và có thể chỉ được sử dụng ở mức vài ounce trên một mẫu Anh, sau đó hoa quả luôn luôn được rửa sạch. Hơn nữa, luôn có khoảng thời gian cách ly trước khi thu hoạch nên thực phẩm của bạn là hoàn toàn an toàn và được kiểm tra cẩn thận. Nếu không có những sản phẩm BVTV, cây cối có thể trông giống như hình bên dưới và hơn 80% sản xuất táo có thể bị mất đi, gây ra thiệt hại hàng tỷ đô la và nạn đói toàn cầu. Tôi chắc chắn rất nhiều người tiêu dùng cũng sẽ không vui nếu táo bị loại bỏ khỏi gian hàng tại siêu thị, hoặc chúng quá xấu và đầy sâu bệnh.

Apple tree disease (Image courtesy of Michelle Miller)
Apple tree disease (Image courtesy of Michelle Miller)

Xem thêm:

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Nếu bạn là người say mê về nông nghiệp và phát triển bền vững trong nông nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng tìm hiểu về một vài nghiên cứu của các nhà khoa học dưới đây. Nhưng cũng có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thông tin thú vị nào đó? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 Nghiên cứu mới nhất về Khoa học cây trồng được công bố trong năm 2017 vừa qua.

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Các nhà khoa học tại Bangladesh đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen đầu tiên nhằm giải quyết bài toàn mà nông dân nước này đang gặp phải trong quá trình thu hoạch.

CropLife đánh giá cao sự ủng hộ của các chính phủ cho Tuyên bố quốc tế về Ứng dụng CNSH chính xác trong Nông nghiệp

CropLife đánh giá cao sự ủng hộ của các chính phủ cho Tuyên bố quốc tế về Ứng dụng CNSH chính xác trong Nông nghiệp

Hiệp hội CropLife Quốc tế hoan nghênh Tuyên bố Quốc tế Chung về Ứng dụng Công nghệ Sinh học Chính xác (Precision Biotechnology) trong Nông nghiệp, hiện đang được ủng hộ bởi 14 quốc gia và tổ chức quốc tế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *