TIN MỚI
Trang chủ / Công Nghệ Sinh Học / Bã hèm bia có thể dùng để tạo ra xăng sinh học

Bã hèm bia có thể dùng để tạo ra xăng sinh học

DB Export, một nhà máy bia tại New Zealand tuyên bố đã chế tạo thành công xăng sinh học mang tên “Brewtroleum” bằng cách tận dụng bã hèm bia (sản phẩm tách ra sau quá trình lên men bia).

Xăng sinh học có thể được tạo ra từ bã hèm bia

Hãng cho biết trước đây, bã hèm bia sau quá trình lên men bia thường bị vứt đi hoặc làm thức ăn cho động vật. Tuy nhiên, họ đã tìm được cách tái chế để biến nó thành cồn ethanol và sẽ được trộn cùng với các loại nhiên liệu xăng thông thường.

ba hem bia co dung de tao ra xang sinh hoc

Trên thực tế, hỗn hợp nhiên liệu mà họ tạo ra không có gì đột phá. Đây là loại xăng sinh học E10 chứa 10% ethanol và 90% xăng gốc không phụ gia. Tuy nhiên, hãng bia DB cho rằng đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một sản phẩm nhiên liệu thương mại có thành phần bắt nguồn từ quá trình sản xuất bia.


Video giới thiệu quá trình sản xuất nhiên liệu từ bã hèm bia

E10 là loại xăng sinh học được cho là thân thiện với môi trường và có thể thay thế nhiên liệu xăng tinh khiết. Tuy nhiên tuyên bố này vẫn còn gây khá nhiều tranh cãi. Một cuộc điều tra hồi năm 2013 tại Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng việc tăng cường trồng bắp để sản xuất ethanol có thể gây thiệt hại lớn cho môi trường và đẩy giá ngô lương thực tăng cao.

Do đó, giải pháp của DB có thể hứa hẹn sẽ thay thế cho việc trồng bắp để tạo ra ethanol và hơn nữa, nó có thể tận dụng được lượng bã hèm khổng lồ mà các nhà máy bia đang bỏ phí. Hiện tại, loại xăng Brewtroleum của DB sản xuất đang được bán tại hơn 60 trạm xăng của tập đoàn Gull nằm rải rác khắp New Zealand. 300.000 lít xăng đã được sản xuất từ 30.000 lít ethanol tạo ra bằng cách này, và để làm được điều đó, DB đã sản xuất 8,8 triệu chai bia. Cuối cùng, DB tuyên bố vui vẻ rằng: “có thể bia sẽ giải cứu được Trái Đất và loài người chỉ cần uống nhiều bia hơn miễn là nên nhớ, đã uống bia thì không lái xe.”

Nguồn: Tinhte

Xem thêm:

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Nếu bạn là người say mê về nông nghiệp và phát triển bền vững trong nông nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng tìm hiểu về một vài nghiên cứu của các nhà khoa học dưới đây. Nhưng cũng có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thông tin thú vị nào đó? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 Nghiên cứu mới nhất về Khoa học cây trồng được công bố trong năm 2017 vừa qua.

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Các nhà khoa học tại Bangladesh đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen đầu tiên nhằm giải quyết bài toàn mà nông dân nước này đang gặp phải trong quá trình thu hoạch.

Ngô biến đổi gen  – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngô biến đổi gen – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngày 19 tháng 12 năm 2018, CropLife Việt Nam và Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức chương trình thăm quan tổng kết mô hình trình diễn các giống ngô mới và hội thảo “Phát triển giống ngô chuyển gen nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững” tại tỉnh Thái Nguyên.