TIN MỚI
Trang chủ / Công Nghệ Sinh Học / Chuyển hóa dầu ăn thải thành nhiên liệu sinh học

Chuyển hóa dầu ăn thải thành nhiên liệu sinh học

Các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công phương pháp chuyển hóa dầu ăn thải thành nhiên liệu sinh học bằng phản ứng cracking xúc tác.

Kết quả từ nghiên cứu này không chỉ đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, giảm thiểu những tác động không tốt của dầu ăn tới sức khỏe con người và môi trường mà còn giúp giải quyết một phần vấn đề năng lượng sinh học trong tương lai.

chuyen hoa dau an thai thanh nhien lieu sinh hoc
Nhiên liệu sinh học có thể được điều chế từ dầu thực vật bằng nhiều phương pháp khác nhau

Dầu ăn thải trước khi sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa thành nhiên liệu sinh học được xử lý loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn và thu hồi khoảng 56% bằng phương pháp hấp thụ. Sau khi thực hiện phản ứng cracking xúc tác đối với lượng dầu ăn này sẽ cho ra một số sản phẩm bao gồm khí khô, xăng, diesel và một số sản phẩm năng lượng khác.

Trên thế giới, nhiên liệu sinh học có thể được điều chế từ dầu thực vật bằng nhiều phương pháp khác nhau như nhiệt phân, khí hóa nhưng phương pháp cracking xúc tác cho ưu thế rõ rệt về độ chuyển hóa nguyên liệu dầu ăn thải thành nhiên liệu sinh học đạt tỷ lệ 83% so với phương pháp nhiệt phân là 30%. Hơn thế nữa, tỷ lệ xăng thu được theo phương pháp này cũng cao hơn nhiều so với phương pháp nhiệt phân (38,18% so với 23,52%).

Viện Hóa học đang tiếp tục nghiên cứu và phát triển các kết quả thu được góp phần tìm ra những hướng đi mới cho ngành chế tạo nhiên liệu sinh học Việt Nam, sớm đưa nhiên liệu sinh học áp dụng rộng rãi trong thực tế.

Theo: Vietnam+

Xem thêm:

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Nếu bạn là người say mê về nông nghiệp và phát triển bền vững trong nông nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng tìm hiểu về một vài nghiên cứu của các nhà khoa học dưới đây. Nhưng cũng có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thông tin thú vị nào đó? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 Nghiên cứu mới nhất về Khoa học cây trồng được công bố trong năm 2017 vừa qua.

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Các nhà khoa học tại Bangladesh đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen đầu tiên nhằm giải quyết bài toàn mà nông dân nước này đang gặp phải trong quá trình thu hoạch.

Ngô biến đổi gen  – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngô biến đổi gen – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngày 19 tháng 12 năm 2018, CropLife Việt Nam và Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức chương trình thăm quan tổng kết mô hình trình diễn các giống ngô mới và hội thảo “Phát triển giống ngô chuyển gen nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững” tại tỉnh Thái Nguyên.