TIN MỚI
Trang chủ / Công Nghệ Sinh Học / Tái tạo khuôn mặt khủng long từ mỏ gà

Tái tạo khuôn mặt khủng long từ mỏ gà

Sau nhiều năm nghiên cứu, cuối cùng giới khoa học đã tái tạo thành công một bộ phận của khủng long bằng xương bằng thịt trên cơ thể gà.

Nghiên cứu tái tạo khuôn mặt khủng long từ mỏ gà

Hồi sinh khủng long vốn được coi là ý tưởng chỉ xuất hiện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, thời điểm mà bạn có thể thấy một con khủng long bằng xương bằng thịt trước mắt sẽ không còn quá xa xôi. Các nhà khoa học đã lần đầu tiên tái tạo thành công miệng của sinh vật này trên các phôi gà trong phòng thí nghiệm.

Theo đó, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Yale đã tiến hành thay đổi gen của gà khi còn trong phôi và từ đó, “phù phép” vào cách hình thành hộp sọ của chúng. Trong đó, bộ phận được tiến hành thí nghiệm chính là mỏ gà – vốn được tiến hóa từ miệng của khủng long cách đây hơn 65 triệu năm.

tai tao khuon mat khung long tu mo ga

Cụ thể, nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Bhullar dẫn đầu đã chiết xuất DNA từ các loài khác nhau, trong đó bao gồm cá sấu Châu Mỹrồi nghiên cứu từng đoạn gen để tìm ra chức năng cụ thể của từng phần trên bộ gen. Sau đó, họ tạo ra sự biến đổi trên phôi gà khi sử dụng các chất ức chế phân tử nhỏ, loại đi hoạt động của một số protein trong phôi.

tai tao khuon mat khung long tu mo ga 2
Ảnh chụp CT hộp sọ của phôi gà bình thường (trái), phôi gà bị biến đổi (giữa), và phôi cá sấu Mỹ (phải)

Kết quả là chiếc mỏ đã trở lại hình dạng miệng với cấu trúc xương của các loài khủng long Velociraptor hay Archaeopteryx.. Theo tiến sĩ Bhullar, điều bất ngở ở đây là chỉ với việc thay đổi một cơ chế phát triển đơn giản, nhóm đã thu được kết quả ngoài dự kiến.

tai tao khuon mat khung long tu mo ga 3
Xương hàm của loài khủng long đã trải qua nhiều biến đổi để thành dạng mỏ chim như ngày nay

Chia sẻ với báo chí, Bhullar nói rằng nhóm của ông không thay đổi DNA, mà chỉ ức chế một số protein sản xuất bởi những các gen có thể “bật” hay “tắt” trong quá trình hình thành khuôn mặt. Cụ thể họ đã dừng các hoạt động phân tử ở giữa quá trinh hình thành khuôn mặt của phôi, từ đó khiến nó nhìn giống mặt của khủng long hơn.

Vì các nguyên tắc đạo đức trong khoa học nên sau khi tạo ra các phôi gà có miệng khủng long, nhóm nghiên cứu đã không để chúng có thể phát triển thành những con gà hoàn chỉnh. Tuy nhiên trong tương lai, phương pháp này có thể cho phép phôi của một loài gia cầm có thể phát triển thành con vật hoàn chỉnh với hình hài như khủng long.

Theo: Trí Thức Trẻ

Xem thêm:

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Nếu bạn là người say mê về nông nghiệp và phát triển bền vững trong nông nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng tìm hiểu về một vài nghiên cứu của các nhà khoa học dưới đây. Nhưng cũng có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thông tin thú vị nào đó? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 Nghiên cứu mới nhất về Khoa học cây trồng được công bố trong năm 2017 vừa qua.

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Các nhà khoa học tại Bangladesh đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen đầu tiên nhằm giải quyết bài toàn mà nông dân nước này đang gặp phải trong quá trình thu hoạch.

Ngô biến đổi gen  – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngô biến đổi gen – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngày 19 tháng 12 năm 2018, CropLife Việt Nam và Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức chương trình thăm quan tổng kết mô hình trình diễn các giống ngô mới và hội thảo “Phát triển giống ngô chuyển gen nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững” tại tỉnh Thái Nguyên.