TIN MỚI
Trang chủ / Công Nghệ Sinh Học / Các nhà khoa học muốn đóng mã vạch lên tế bào tinh trùng và trứng

Các nhà khoa học muốn đóng mã vạch lên tế bào tinh trùng và trứng

Mã vạch và QR code đã trở nên rất phổ biến và được đóng trên hầu hết các sản phẩm hiện nay. Một cách thức quản lý và giúp người mua kiểm tra được thông tin của sản phẩm.

Đóng mã vạch lên tế bào tinh trùng và trứng

Mã vạch và QR code đã trở nên rất phổ biến và được đóng trên hầu hết các sản phẩm hiện nay. Một cách thức quản lý và giúp người mua kiểm tra được thông tin của sản phẩm. Chưa dừng lại ở đó, một số nhà khoa học còn muốn đóng mã vạch lên cả các tế bào tinh trùng và trứng của con người.

Các nhà khoa học tại trường đại học Autonomous Barcelona đã thử nghiệm một thiết bị đóng mã vạch siêu nhỏ, mà có thể sử dụng trên kích thước của các tế bào. Các mã vạch này được làm bằng polysilicon và sử dụng mã nhị phân với 8 ký tự để đánh dấu lên các tế bào tinh trùng và trứng.

cac nha khoa hoc muon dong ma vach len te bao tinh trung va trung
Bạn có thể sẽ sớm Slap Mã vạch trên tinh trùng hoặc trứng của bạn

Nó sử dụng một cầu nối protein để có thể gắn chặt vào tế bào trứng. Đến khi tế bào trứng được thụ tinh và phát triển thành bào thai, các mã vạch sẽ tự động tách ra.

Mục đích của dự án này là nhằm giúp các bệnh viện quản lý tốt hơn trong việc thụ tinh nhân tạo. Từ các mã vạch có thể biết được đầy đủ thông tin của người hiến tặng các tế bào này. Nó cũng có thể được sử dụng để kiểm tra chất lượng của các tế bào.

Sau khi đã gắn mã vạch, các bác sĩ có thể kiểm tra lại thông qua một chiếc kính hiển vi có thể ghi lại hình ảnh. Sau đó mã nhị phân này sẽ được đọc và phân tích bởi một thiết bị đọc mã vạch cơ bản.

Hiện tại dự án này chưa được thử nghiệm trên người. Các nhà khoa học cho rằng, hiện tại công nghệ này có thể áp dụng ngay trong việc nhân giống các loài động vật. Như ngựa đua, mà yếu tố giống rất được coi trọng.

Theo GenK

Xem thêm:

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Nếu bạn là người say mê về nông nghiệp và phát triển bền vững trong nông nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng tìm hiểu về một vài nghiên cứu của các nhà khoa học dưới đây. Nhưng cũng có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thông tin thú vị nào đó? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 Nghiên cứu mới nhất về Khoa học cây trồng được công bố trong năm 2017 vừa qua.

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Các nhà khoa học tại Bangladesh đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen đầu tiên nhằm giải quyết bài toàn mà nông dân nước này đang gặp phải trong quá trình thu hoạch.

Ngô biến đổi gen  – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngô biến đổi gen – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngày 19 tháng 12 năm 2018, CropLife Việt Nam và Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức chương trình thăm quan tổng kết mô hình trình diễn các giống ngô mới và hội thảo “Phát triển giống ngô chuyển gen nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững” tại tỉnh Thái Nguyên.