TIN MỚI
Trang chủ / Công Nghệ Sinh Học / Thu phân đạm từ không khí

Thu phân đạm từ không khí

Phân bón tổng hợp cho cây trồng là nguồn gây ra ô nhiễm rất lớn. Tác động này càng thêm rõ rệt khi phân tan ra và hòa vào nguồn nước. Nay, Giáo sư Edward Cocking thuộc Đại học Nottingham (Anh), đã phát triển một quy trình mà theo ông là thân thiện với môi trường, cho phép các loại cây hấp thụ nitơ tự nhiên trực tiếp từ không khí.

thu phan dam tu khong khi
Thu phân đạm từ không khí

Hiện chỉ có một vài loại thực vật (chủ yếu là cây họ đậu) có thể thu nitơ từ không khí với sự giúp đỡ của vi khuẩn cố định đạm cộng sinh. Vi khuẩn loại này cũng hoạt động trong một số giống mía của Brazil, tạo ra sản lượng cao với chỉ một lượng nhỏ phân đạm tổng hợp bổ sung.

Giáo sư Cocking đã phát hiện ra rằng một chủng của vi khuẩn này có thể thâm nhập tất cả cây trồng ở cấp độ tế bào. Dựa vào đó, Cocking phát triển một phương pháp có tên gọi N-Fix, bọc hạt giống trong một lớp vỏ có chứa vi khuẩn. Khi hạt giống nảy mầm, vi khuẩn sẽ đi vào cây thông qua bộ rễ và đến tận mỗi tế bào của cây. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi một tế bào đều có khả năng cố định nitơ từ không khí như cây mía.

Tạp chí Gizmag dẫn lời Giáo sư Cocking: “Giúp cây hấp thụ nitơ tự nhiên là một khía cạnh quan trọng của an ninh lương thực thế giới. Thế giới cần phải tự tháo gỡ sự phụ thuộc ngày càng tăng vào các loại phân bón tổng hợp được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường và chi phí cao”.

Theo: Thanh Niên

Xem thêm:

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Top 10 Nghiên cứu mới nhất bạn có thể bị bỏ lỡ trong năm 2017

Nếu bạn là người say mê về nông nghiệp và phát triển bền vững trong nông nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng tìm hiểu về một vài nghiên cứu của các nhà khoa học dưới đây. Nhưng cũng có thể bạn đã bỏ lỡ một vài thông tin thú vị nào đó? Hãy cùng chúng tôi điểm lại 10 Nghiên cứu mới nhất về Khoa học cây trồng được công bố trong năm 2017 vừa qua.

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Bangladesh công nhận giống lúa biến đổi gen đầu tiên

Các nhà khoa học tại Bangladesh đã phát triển thành công giống lúa biến đổi gen đầu tiên nhằm giải quyết bài toàn mà nông dân nước này đang gặp phải trong quá trình thu hoạch.

Ngô biến đổi gen  – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngô biến đổi gen – Thêm giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện thói quen canh tác theo hướng bền vững

Ngày 19 tháng 12 năm 2018, CropLife Việt Nam và Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức chương trình thăm quan tổng kết mô hình trình diễn các giống ngô mới và hội thảo “Phát triển giống ngô chuyển gen nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững” tại tỉnh Thái Nguyên.